- Tính công và công suất của một lực trong một số trường hợp đặc biệt.
3. Gợi ý sử dụng CNTT
Mô phỏng lực tương tác phân tử theo mô hình của SGK kèm theo đồ thị phụ thuộc của độ lớn lực tương tác với khoảng cách giữa các phân tử.
Mô phỏng các đặc điểm cấu tạo của chất khí, chất rắn và chất lỏng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Ôn lại về cấu tạo chất
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhắc lại về những đặc điểm cấu tạo chất đã học ở THCS.
- Lấy ví dụ minh họa về các đặc điểm cấu tạo chất.
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do GV đặt ra.
- Trả lời C1 SGK. - Trả lời C2 SGK.
- Đặt vấn đề: tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động.
- Giới thiệu về lực tương tác phân tử.
- Trình bày về lực hút và lực đẩy phân tử trên mô hình.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu đặc điểm của các trạng thái cấu tạo chất
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nêu các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, lỏng và rắn. - Giải thích các đặc điểm trên.
- Trình bày các đặc điểm về khoảng cách phân tử, chuyển động và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất.
Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử
chất khí
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học chất khí. Một HS trình bày.
- Giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình chứa.
- Nhận xét nội dung HS trình bày.
Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu khái niệm khí lí tưởng
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Nhận xét về những yếu tố bỏ qua khi xét bài toán khí lí tưởng.
- Đưa ra khái niệm khí lí tưởng.
Hoạt động 6 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về không khí ô
- Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của thể khí, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về không khí ô nhiễm và so sánh giữa không khí ô nhiễm và không khí không bị ô nhiễm.
- Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cách giảm thiểu ô nhiễm không khí và cách ứng phó với
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu cách giảm thiểu ô nhiễm không khí và cách ứng phó với không khí ô nhiễm.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám
phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ - Hai nhóm tìm hiểu, so sánh giữa không khí ô nhiễm và không khí không ô nhiễm.
- Hai nhóm tìm hiểu các phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí và cách “ứng phó với” không khí ô nhiễm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo
cáo
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Thảo luận phân tích kết quả tìm được.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà
- Ghi nhận những kết quả mà GV đã xác nhận về sự phân biệt giữa không khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm, với không khí không bị ô nhiễm, những phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí và phương án ứng phó với không khí ô nhiễm.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án hai nhóm đã lựa chọn.
- Điều khiển nhóm thảo luận.
- Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm hiểu.
- Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết quả và các phương án hợp lí nhất.
- Xác nhận những kết quả về sự phân biệt giữa không khí ô nhiễm với không khí bị ô nhiễm với không khí không bị ô nhiễm.
- Xác nhận những phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí và phương án ứng phó với không khí ô nhiễm.
- Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu.
Hoạt động 7 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà. Bài 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ THAY ĐỔI NỘI NĂNG - Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật quan hệ với nhiệt độ và thể tích. - Nêu được các ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
- Từ kiến thức về các cách làm thay đổi nội năng như quá trình truyền nhiệt tìm hiểu về tác dụng của khí quyển đến việc giữ nhiệt độ Trái Đất ổn định và các phương án ứng phó với sự nóng lên toàn cầu cũng như cách giảm thiểu khí CO2.