Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự phóng điện trong chất khí, các

Một phần của tài liệu Tài liệu biếddooior khí hậu + tích hợp giáo án (Trang 110)

- Tính công và công suất của một lực trong một số trường hợp đặc biệt.

3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự phóng điện trong chất khí, các

hiện tượng sấm sét, chất thải của nó do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Thước kẻ, phấn màu. - Buzi xe máy.

- Thí nghiệm: Máy Rum-coop. - Chuẩn bị phiếu:

Phiếu học tập 1 (PC 1)

- Vì sao nói chất khí là môi tường cách điện. TL 1:

- Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa về điện, do đó trong chất khí không có hạt tải điện.

- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng gì? TL 2:

- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện.

Phiếu học tập 3 (PC 3)

- Bản chất chất dòng điện trong chất khí là gì? - Quá trình dẫn diện không tự lực là gì?

- Hiện tượng nhân hại tải điện là gì? Giải thích về hiện tượng đó. TL 3:

- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

- Quá trình dẫn điện không tự lực ở chất khí là quá trình dẫn điện bởi các hạt tải điện do tác nhân bên ngoài sinh ra. Sự dẫn điện này không tuân theo định luật Ôm.

- Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong môi trường khí do dòng điện chạy qua gây ra gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện. Nguyên nhân của hiện tượng là do các ion và electron trong điện trường được tăng tốc và va chạm vào các phân tử khí trung hòa và chúng bị ion hóa, quá trình diễn ra theo cách thức như vậy liên tiếp làm cho mật độ hạt tải điện tăng lên rất lớn.

Phiếu học tập 4 (PC 4)

- Quá trình dẫn điện tự lực là gì?

- Nêu các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí.

TL 4:

- Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì không cần ta liên tục đưa hạt tải điện vào, gọi là quá trình dẫn điện tự lực.

- Các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dãn điện tự lực trong chất khí:

+ Dòng điện làm nhiệt độ chất khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.

+ Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến chất khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.

+ Catốt bị dòng điện làm nóng đỏ và có khả năng phát ra electron. Các electron bị phát xạ đi vào trong chất khí và trở thành hạt tải điện.

+ Catốt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào, làm bứt các electron ra khỏi catốt và trở thành hạt tải điện.

TL 5:

- Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành các ion dương và các electron tự do.

- Hiện tượng tia lửa điện có thể xảy ra khi điện trường trong không khí khô vào cỡ 0,3MV/m.

Phiếu học tập 6 (PC 6):

- Hồ quang điện là gì?

- Điều kiện để tạo ra hồ quang điện. TL 6:

- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở điều kiện thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.

- Điều kiện để tạo ra hồ quang điện là: Hai điện cực được làm nóng đỏ để dễ dàng phát xạ electron. Sau đó xảy ra hiện tượng phóng điện từ lực kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng mạnh mẽ.

Phiếu học tập 7 (PC 7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì

A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng. B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.

C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải. 2. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì

A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng. B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.

C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do. D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.

3. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương.B. ion âm.

C. ion dương và ion âm.D. ion dương, ion âm và electron tự do. 4. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là

A. do tác nhân bên ngoài.

B. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa.

D. nguyên tử tự suy yếu liên kết và tách thành electron tự do và ion dương.

5. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?

A. dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.

B. điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.

C. catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron. D. đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.

6. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí? A. đánh lửa ở buzi; B. sét;

C. hồ quang điện; D. dòng điện chạy qua thủy ngân. TL7: Đáp án:

Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: B; Câu 5: D; Câu 6: D.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1(... phút): Ôn tập lại kiến thức cũ

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 – 7 bài 14 để kiểm tra.

Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu vì sao chất khí là môi trường cách điện

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1.

- Trả lời câu hỏi C1 SGK.

- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. - Gợi ý HS trả lời.

- Nêu câu hỏi C1 SGK.

Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu cách thức để chất khí dẫn điện ở điều kiện thường

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Trả lời các câu hỏi PC2. - Trả lời C2 SGK.

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

- Nêu câu hỏi PC2. - Nêu câu hỏi C2 SGK. - Đánh giá ý kiến HS.

- Thảo luận nhóm, trả lời các ý của PC3. - Hướng dẫn HS trả lời các ý của phiếu PC3.

Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Đọc SGK mục IV, trả lời các câu hỏi PC4.

- Trả lời các ý của PC4.

- Nêu câu hỏi PC4.

- Hướng dẫn HS trả lời các ý của phiếu PC4.

Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu tia lửa điện và cách tạo ra tia lửa điện

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Đọc SGK mục V, trả lời các câu hỏi PC5.

- Thảo luận nhóm, thống nhất điều kiện để có tia lửa điện.

- Nêu câu hỏi PC5.

- Hướng dẫn HS tổng kết điều kiện để có tia lửa điện.

Hoạt động 7 (... phút): Tìm hiểu hồ quang điện và điều kiện để có hồ quang điện

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

- Đọc SGK mục VI, trả lời các câu hỏi PC6.

- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của PC6.

- Trả lời C5 SGK.

- Nêu câu hỏi PC6.

- Hướng dẫn HS trả lời PC5. - Hỏi C5 SGK.

Hoạt động 8 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, phát

biểu vấn đề

- Nhận nhiệm vụ GV giao.

- Thảo luận để tìm ra phương án tìm hiểu của nhóm.

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong chất khí

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ quang điện đối với môi trường sống.

Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ, khám phá

kiến thức thực hiện nhiệm vụ

- Chia nhóm HS.

- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.

- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hiểu.

- Thảo luận nhóm nhằm tìm ra kết quả tìm hiểu chung cho nhóm

Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.

- Các thành viên trong nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và bổ sung kiến thức tìm hiểu.

Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao

nhiệm vụ về nhà

- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác nhận.

- Nhận nhiệm vụ về nhà

án của nhóm đã lựa chọn. - Điều khiển nhóm thảo luận.

- Tổ chức hai nhóm báo cáo về sự ảnh hưởng của khí hậu đến sự tạo thành dòng điện trong chất khí.

- Tổ chức hai nhóm còn lại trình bày về những nguy hiểm của hồ quang điện và ảnh hưởng của hồ quang điện đối với môi trường sống.

- Điều khiển các nhóm thảo luận.

- Xác nhận những kết quả tìm được của các nhóm.

- Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tiếp những vấn đề liên quan.

Hoạt động 9 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà. Bài 20. LỰC MA SÁT - Vật lí 10 nâng cao

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được những đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ. - Viết được biểu thức của lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng các biểu thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải các bài tập.

- Hoạt động nhóm nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa lực ma sát với sự BĐKH.

Một phần của tài liệu Tài liệu biếddooior khí hậu + tích hợp giáo án (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w