- Tính công và công suất của một lực trong một số trường hợp đặc biệt.
3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của tan băng đá và nước biển dâng do
tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người. II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì… - Bảng phân loại các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng.
- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất.
3. Gợi ý sử dụng CNTT
Sử dụng hình ảnh các vật rắn có cấu trúc tinh thể và vật rắn vô định hình. Sử dụng phần mềm hỗ trợ việc lập bảng phân loại chất rắn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu các khái niệm về chất rắn kết tinh
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các chất rắn.
- Trả lời C1 SGK.
- Giới thiệu về cấu trúc tinh thể của một số loại chất rắn.
- Trình bày khái niệm cấu trúc tinh thể và quá trình hình thành tinh thể.
- Nêu khái niệm chất rắn kết tinh.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu các đặc tính và ứng dụng của chất rắn kết tinh
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Tự đọc mục I.2, rút ra các đặc tính cơ bản của chất rắn kết tinh.
- Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và đa tinh thể. - Trả lời C2 SGK. - Lấy ví dụ về các ứng dụng của chất rắn kết tinh. - HD: giải thích rõ về tính dị hướng và đẳng hướng. - HD: Dựa vào các đặc tính.
Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu các đặc điểm của chất rắn vô định hình
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
- Trả lời C3 SGK.
- Lấy ví dụ về ứng dụng của chất rắn vô định hình.
- Giới thiệu một số chất rắn vô định hình. - Nhận xét trình bày của HS.
Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ
- Các nhóm nhận nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện tượng băng ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hiện tượng băng tan ở Bắc cực làm ảnh hưởng đến sự BĐKH sẽ làm mực nước biển tăng quá cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu và ứng phó. - Các nhóm thảo luận tìm ra phương án.
Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá
kiến thức, thực hiện nhiệm vụ
- Từng thành viên trong mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.
- Thảo luận nhóm để tìm ra kết quả chung cho nhóm.
Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng băng ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực làm ảnh hưởng đến sự BĐKH sẽ làm mực nước biển tăng quá cao gây nên nạn hồng thủy, từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu và ứng phó.
- Phân nhóm HS giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án của nhóm đã lựa chọn.
- Điều khiển nhóm thảo luận.
Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao
nhiệm vụ về nhà.
- Ghi nhận những kết quả của GV đã xác nhận.
- Cùng đưa ra các câu hỏi mở và nhận nhiệm vụ về nhà.
kết quả tối ưu.
- Xác nhận những kết quả tìm được của các nhóm.
- Hướng dẫn HS đưa ra các câu hỏi mở để tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động 5 (... phút): HS tổng kết bài và nhận nhiệm vụ học tập ở nhà. Bài 39
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ - Vật lí 10 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. - Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng
- Tìm hiểu được về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó.
- Tìm hiểu được ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người.