Tổ chức các tuyến kết nối các động lực phát triển

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 118 - 121)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Tổ chức các tuyến kết nối các động lực phát triển

- Tuyến kết nối Thành phố Cao Bằng - thị trấn Quảng Uyên- Khu CK

Tà Lùng: Đây là tuyến kết nối động lực quan trọng gắn kết các địa bàn trọng

điểm của tỉnh Cao Bằng với địa bàn trọng điểm của KKTCK. Ưu tiên của tuyến hành lang này là nâng cấp hạ tầng giao thông, các điểm trung chuyển hàng hóa, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho các loại hoạt động thương mại như vận tải, bốc xếp hàng hóa, XNK, đo lường và kiểm tra...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tuyến kết nối Thành phố Cao Bằng - Khu vực CK Trà Lĩnh (dọc quốc

lộ 34): Tuyến hành lang có triển vọng phát triển khi các hoạt động trao đổi

thương mại với khu vực phía tây Quảng Tây được gia tăng. Đặc điểm thuận lợi của tuyến hành lang này là có khoảng cách ngắn hơn từ Thành phố Cao Bằng đến khu vực trọng điểm phát triển (khoảng 33km) do vậy các hoạt động của thành phố Cao Bằng có thể hỗ trợ cho các hoạt động của khu vực Trà Lĩnh như hoạt động sản xuất, lao động, dịch vụ... trong giai đoạn đầu hình thành KKTCK.

- Tuyến kết nối Thành phố Cao Bằng - Khu vực CK Sóc Giang: Trong

chức năng phát triển khu vực Sóc Giang dự kiến sẽ thu hút luồng khách xuất nhập cảnh du lịch giữa các địa phương hai bên biên giới và các tuyến du lịch nội địa, do vậy tuyến hành lang này sẽ khai thác mạnh các loại hình dịch vụ, lưu trú du lịch. Thành phố Cao Bằng là điểm lưu trú của các tuyến du lịch qua CK Sóc Giang, là trung tâm hỗ trợ thông tin các hoạt động du lịch, kết nối các hoạt động du lịch phía Quảng Tây, Vân Nam với các tuyến du lịch trong nước.

- Tuyến kết nối Thành phố Cao Bằng - Trùng Khánh - Đàm Thủy: Đây

là tuyến kết nối giữa điểm du lịch quốc gia Thác Bản Giốc và Thành phố Cao Bằng khai thác và liên kết với các hoạt động du lịch của tỉnh Cao Bằng nói chung và các điểm du lịch trên địa bàn KKT, đây sẽ là tuyến du lịch đóng góp lớn lượng khách đến địa bàn từ khu vực nội địa Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.1. Bản đồ định hƣớng phát triển các KKTCK tỉnh Cao Bằng đến năm 2020

Nguồn: Tác giả biên vẽ

1

0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)