Một số mô hình và động thái vận hành của khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Một số mô hình và động thái vận hành của khu kinh tế cửa khẩu

1.1.5.1. Mô hình không gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thuỷ, thềm lục dịa, vùng trời theo hiệp định đã ký và các quy ước quốc tế.

- Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi truờng.

- Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi. - Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên.

- Tìm kiếm các các yếu tố tương đồng, tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù dắp các thiếu hụt về nguồn lực, về trao đổi hàng hoá.

- Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, vị trí dễ nảy sinh mâu thuẫn.

* Một số mô hình không gian - Mô hình đường thẳng

Mô hình đường thẳng được hình thành dựa trên cơ sở các tuyến giao thông đường bộ hoặc đường sông, kèm theo đó là phát triển các khu công nghiệp, đô thị, cảng biển, kho quan ngoại,… ở mỗi bên với một cự li hợp lí. Do đó, mô hình này thường hình thành và phát triển dựa trên các tuyến đường mòn biên giới, các chợ phiên hay chợ vùng ven tại chỗ với phạm vi không gian hẹp. Mô hình này có ưu điểm là giảm sự tập trung cao về biên giới, phát huy thế mạnh mạng lưới giao thông để vận hành hàng hóa XNK. Ðây là mô hình cơ sở hình thành các mô hình khác, có thể thấy ở hầu hết các CK có quy mô nhỏ, mới thành lập ở nước ta (các CK phụ, địa phương).

- Mô hình quạt giao nhau ở cán

Là mô hình dựa trên cơ sở hai bên đã có hàng loạt các đô thị, các khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp, hệ thống các kho quan ngoại, chợ,… có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng cách tương đối gần với đường biên, khoảng cách này được hình thành một cách tự nhiên hay do quy uớc của hai nuớc láng giềng. Mọi việc giao lưu – vận chuyển hàng hóa được vận chuyển theo đường giao thông gần nhất. Kết quả là mô hình có tính tập trung cao về thương mại.

- Mô hình quạt giao nhau ở rìa cánh

Ngược với mô hình trên, mô hình quạt giao nhau ở rìa cánh được hình thành trên cơ sở tập trung cao độ các phân khu chức năng (đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…), mức độ tập trung hàng hóa cao, phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới gần nhau, địa hình phân bố thuận lợi, điều kiện thương mại, dịch vụ cơ bản hoàn thiện, đông dân cư sinh sống và sản xuất,… Mô hình này xuất hiện nhiều ở các nước phát triển với mức độ tập trung cao, tạo thành dải các đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn với kim ngạch trao đổi thương mại song phương chiếm từ 20 đến 40% tổng thu nhập quốc nội.

- Mô hình lan tỏa

Mô hình này được xây dựng trên cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư, thích hợp với các cặp chợ, thị trấn ven đường biên giới. Ưu thế của mô hình này chính là tận dụng được các điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở kĩ thuật sẵn có và thường có sự hợp tác giữa các bên cùng xây dựng chung một hay nhiều KKTCK và cùng nhau quản lí tạo nên sức mạnh tổng hợp trên diện rộng.

1.1.5.2. Mô hình thể chế

* Nguyên tắc chung của mô hình thể chế

- Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thỏa thuận, quốc gia, khu vực trên cơ sở bảo đảm hòa bình, thịnh vượng và cùng có lợi. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc dựa trên sự tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính sách nƣớc láng giềng Chính sách quốc gia Quy định địa phƣơng 1 1 1 2 Trong đó: 1: Chính sách hỗ trợ KKTCK 2: Thể chế KTCK

Hình: 1.1. Sơ đồ mô hình thể chế phát triển của các KKTCK

(Nguồn: Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Linh)

mỗi dân tộc. Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn.

Các KKTCK có vị trí đặc biệt và nhạy cảm nên được cho phép thí điểm một số cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KT- văn hóa - xã hội toàn

diện, được phân cấp trong quản lí từng bên cũng như chịu sự tác động của cơ chế, chính sách KT biên mậu mà nước bạn áp dụng. Kết quả là hình thành nên sự giao thoa về cơ chế chính sách giữa Trung ương và địa phương trong nước cũng như tại nước bạn được thể hiện dưới dạng mô hình (Hình 1.1)

1.1.5.3. Mô hình chiến lược phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới từ đối ứng sang đối trọng

Một trong những nét dặc thù của KTCK là tính đối ứng, hay nói một cách khác hơn là sự phản hồi từ một phía bằng chính sách đối ứng. Chính sách này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thường bị hạn chế bởi tính bị động (thụ động) trong mọi hoạt động KTCK, nhất là khi chính sách đối ứng bộc lộ nhiều thiếu xót, hạn chế. Xu huớng phát triển tất yếu của các KKTCK chuyển từ động thái bị động sang chủ động, tương ứng với xu thế phát triển khách quan từ đối ứng sang đối trọng.

Hình 1.2. Sơ đồ cán cân hai bên CK A - A’

(Nguồn: Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Linh)

Xu thế trên có thể tóm tắt qua mô hình quá độ đối ứng sang đối trọng với quy mô, khối lượng hàng hóa, vốn, … phạm vi ảnh huởng ngày càng lớn cả về hai phía, với giả thiết do sức mạnh KT và chính sách A thông thoáng hơn A’, lúc đó lợi thế nghiêng về A.

Ðặc trưng của giai đoạn này là chính sách đối ứng. Theo thời gian, A’ mạnh dần lên, tác động ngược lại A nhưng tất nhiên mức độ, phạm vi ảnh hưởng cũng hạn chế hơn, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch đã rút ngắn lại.

Hình 1.3. Sơ đồ thể hiện bán kính tƣơng tác các dòng hàng hóa, vật chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cho đến khi phạm vi lan tỏa các dòng vật chất, năng lượng, thông tin, vốn, nhân lực,… giữa hai CK đạt đến một trạng thái cân bằng động tương đối và tạo ra một vùng trao đổi ổn định (thị trường) vừa có lợi cho cả hai bên, vừa tạo được sự phát triển nội tại gắn kết với thị trường nội địa, được thể hiện thông qua hình vẽ sau đây :

Hình 1.4. Sơ đồ cân bằng động tƣơng đối giữa A và A’

(Nguồn: Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Linh)

Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, mối quan hệ (thế đứng) giữa các KKTCK với nền KT một nước thường là thế tam giác cân bằng, các tuyến lực tạo nên các trục, cực phát triển và nước ta cũng đang dần hình thành các thế đứng như vậy ở các khu vực Bắc - Trung - Nam.

Ðộng thái từ đối ứng (bị động) sang đối trọng (chủ động) là xu thế chung trong tiến trình hình thành và phát triển KKTCK thời hội nhập, khi mà các nuớc đang tiến dần đến những giai đoạn hội nhập sâu hơn, động thái KT của khu vực tùy thuộc vào chính sách phát triển linh hoạt của bản thân mỗi nước, trong đó có chính sách quản lí vùng CK theo xu thế đối ứng sang đối trọng của Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)