Sự phát triển của các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 85 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Sự phát triển của các ngành kinh tế

2.4.4.1. Nông nghiệp

Tổng GTSX nông lâm thủy sản của khu vực năm 2010 ước đạt 1.067 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 5,3%/năm. Trong đó, GTSX trồng trọt ước 602,5 tỷ, chăn nuôi 368,1 tỷ, lâm nghiệp khoảng 93,4 tỷ, và thủy sản 2,7 tỷ đồng. Nông nghiệp là ngành KT chính trong khu vực, tổng GTSX nông nghiệp chiếm 70% GTSX các ngành KT của khu vực.

Một số cây trồng chính trong khu vực là: Cây lương thực:

+ Lúa: năm 2010, diện tích đất trồng lúa trong khu vực là 6.981 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên. Năng suất trung bình đạt khoảng 30 - 50 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa trên địa bàn khu vực ước đạt 25,3 nghìn tấn (2010) và 23,7 nghìn tấn (2011).

+ Ngô: diện tích ngô trên địa bàn 7,9 nghìn ha, sản lượng cả năm 26,3 nghìn tấn, năng suất trung bình 3,2 tấn/ha.

+ Đỗ tương: Năng suất đỗ tương trên địa bàn đạt khoảng 5-9 tạ/ha. Diện tích gieo trồng có xu hướng giảm, nhường chỗ cho các loại cây công nghiệp có giá trị cao hơn như thuốc lá, mía.

+ Lạc: Diện tích trồng trên địa bàn khoảng 530 ha, sản lượng 720 tấn, năng suất trung bình 1,4 tấn/ha.

5 năm trở lại đây, bên cạnh diện tích lúa và ngô truyền thống, diện tích một số cây công nghiệp có giá trị cao như thuốc lá, mía có xu hướng tăng.

Các loại cây công nghiệp chính trong khu vực gồm có:

+ Mía: Diện tích và năng suất mía trong khu vực có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2005 mới có khoảng 1.119 ha thì đến năm 2011 đã có khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.741 ha, mức sản lượng cũng tăng lên tương ứng từ 71,3 nghìn tấn (2005) lên 101,3 nghìn tấn (2011). Năng suất mía cây đạt khoảng 60 tấn/ha. Diện tích mía tập trung ở 2 huyện Phục Hòa và Hạ Lang.

+ Thuốc lá: được trồng nhiều ở khu vực huyện Hà Quảng, Hòa An, Trùng Khánh và trồng nhỏ lẻ một số khu vực khác. Diện tích trồng thuốc lá trong khu vực nhiều năm trở lại đây đã tăng lên đáng kể, đến năm 2011 diện tích thuốc lá trên địa bàn KKT ước khoảng 600 ha. Năng suất khoảng 14-18 tạ/ha.

Ngoài các cây trồng chính, người dân còn trồng một số loại cây dược liệu, rau đậu và cây ăn quả khác.

Chăn nuôi: Chăn nuôi trong khu vực khá phát triển, GTSX ngành chăn nuôi ước khoảng 368,1 tỷ (2010). Chăn nuôi rất phổ biến trong các hộ gia đình trong khu vực. Ước tính số trâu bò trong khu vực khoảng 44.2 nghìn con (2010) và khoảng 40 nghìn con (2011). Đàn trâu được sử dụng làm sức kéo và thịt với số lượng 23 nghìn con (2011).

Nhìn chung, nông nghiệp của khu vực hiện nay là ngành có đóng góp nhiều nhất trong phát triển KT khu vực, duy trì sự ổn định KT khu vực. Tuy nhiên các mô hình sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá lạc hậu, chưa tiếp cận được công nghệ mới, tăng năng suất cây trồng, các biện pháp thâm canh. Việc đẩy mạnh phát triển KTCK phải đi đôi với phát triển KT nông nghiệp trong khu vực, từng bước dịch chuyển cơ cấu lao động.

2.4.4.2. Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp trên địa bàn khu vực còn rất nhỏ bé. GTSX công nghiệp chỉ chiếm 24-25% tổng GTSX cùa khu vực. Tốc độ tăng trưởng đạt 12,5%/năm. Công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các ngành sản xuất TTCN của địa phương, các ngành sản xuất ở trình độ khá thấp, trình độ kỹ thuật khá lạc hậu. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là sản phẩm TTCN và một số sản phẩm sơ chế khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu tại chỗ. Khu vực chưa thu hút được các ngành sản xuất có trình độ phát triển ở mức độ công nghệ cao hơn từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bên ngoài. Địa bàn có khả quan nhất về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của KKTCK Cao Bằng hiện nay là khu trung tâm khu CK Tà Lùng nhưng hiện nay mới chỉ có một số doanh nghiệp đi vào sản xuất thực tế, còn lại vẫn là đăng ký đầu tư.

Ngành xây dựng những năm qua nhờ các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản trên địa bàn nên có những bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 17,5%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào sự tăng giảm của các hoạt động đầu tư từ khu vực nhà nước. Thách thức lớn nhất cho khu vực chính là thu hút nguồn vốn từ các thành phần KT khác ngoài nhà nước tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, hình thành bộ mặt cho KKTCK.

2.4.4.3. Ngành thương mại - dịch vụ

- Ngành thương mại

Giai đoạn 2006 - 2010 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng KT tốc độ tăng trưởng tính trên toàn bộ lãnh thổ KKTCK không cao đạt có 4,7%/năm, tốc độ tăng cao ở một số địa bàn gần khu vực CK, quy mô ngành thương mại khu vực còn khá nhỏ bé, các loại hình thương mại vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ, các hoạt động chưa đa dạng.

- Về thương mại cửa khẩu: Trong giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động XNK và thương mại biên giới, tỉnh Cao Bằng đã tích cực chỉ đạo các ngành liên quan nói chung và các Ban quản lý KKTCK nói riêng triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ cũng như các Bộ, Ngành Trung ương về quản lý hoạt động thương mại biên giới. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương với những chính sách phát triển KTXH miền núi, chính sách biên mậu cùng với sự nỗ lực của tỉnh Cao Bằng nói chung và các KKTCK nói riêng, trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất nhập qua các KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có mức tăng trưởng qua các năm. Khu vực CK Tà Lùng sau khi được đầu tư kết cấu hạ tầng đã thu hút tốt các hoạt động thương mại.

Tuy nhiên các hoạt động thương mại phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về trao đổi thương mại của tỉnh với các địa phương Trung Quốc. Nguyên nhân là do các chính sách về thương mại CK giữa hai nước còn nhiều điểm khác biệt, phía Trung Quốc có nhiều thay đổi trong các chính sách biên mậu.

- Hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn hiện có các chợ biên giới được hình thành đều khắp trên địa bàn: Bó Gai (Cần Yên - Thông Nông), Sóc Giang (Sóc Giang - Hà Quảng), Nặm Nhũng (Lũng Nặm - Hà Quảng), Tổng Cọt (Tổng Cọt - Hà Quảng), Bản Hoàng (Trường Hà - Hà Quảng), Pò Tấu (Chí Viễn - Trùng Khánh), Bản Rạ (Đàm Thủy - Trùng Khánh), Pò Peo (Ngọc Khê - Trùng Khánh), Lũng Đính (Đình Phong - Trùng Khánh), Cách Linh (Cách Linh - Phục Hòa), Đức Long (Đức Long - Thạch An), Cửa khẩu (Đức Long - Thạch An), Bằng Ca (Lý Quốc - Hạ Lang), Cốc Pàng (Cốc Pàng - Bảo Lạc), Cô Ba (Cô Ba - Bảo Lạc), Đồng Mu (Xuân Trường - Bảo Lạc), Thị Hoa (Thị Hoa - Hạ Lang), Trà Lĩnh (TT.Hùng Quốc - Trà Lĩnh).

Đây là yếu tố thuận lợi để tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại giữa các địa phương giáp biên. Tuy nhiên, do các hoạt động trao đổi vẫn còn ở quy mô nhỏ nên các chợ (đặc biệt là hệ thống chợ CK) hoạt động vẫn chưa hiệu quả, công suất còn thấp.

- Ngành dịch vụ

Trong giai đoạn vừa qua ngành dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với các tiềm năng khu vực. Các ngành dịch vụ trên địa bàn hiện nay tập trung chủ yếu vào dịch vụ vận tải, XNK, đây là các ngành có đóng góp lớn cho phát triển KT Cao Bằng nói chung và cho địa bàn các khu vực có CK. Các ngành dịch vụ khác trên địa bàn giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển biến, một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số hoạt động dịch vụ như ăn uống nghỉ ngơi, chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị và trung tâm CK.

Tuy nhiên mức độ dịch vụ vẫn còn khá nhỏ lẻ. Trong điều kiện phát triển chung của KKT, mức độ gia tăng các hoạt động thương mại, các ngành dịch vụ sẽ có những bước phát triển tương ứng. Do vậy, trong giai đoạn tới ngành dịch vụ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển khai thác các lợi thế của khu vực giáp biên.

2.4.5. Đầu tƣ phát triển hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

Các KKTCK đều đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư và dịch vụ còn hạn chế. Trong 03 KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ có KKTCK Tà Lùng đủ điều kiện kêu gọi thu hút đầu tư. Tính đến hết tháng 09 năm 2012 trong KKTCK Tà Lùng đã có 33 nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, đăng ký thực hiện 33 dự án với số vốn là: 1.996,824 tỷ đồng và 23.805 triệu USD, đã có 7 đơn vị đưa dự án vào sản xuất, kinh doanh tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 lao động (trong đó có khoảng 130 lao động làm việc thường xuyên), với mức thu nhập bình quân khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng, hàng năm đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 600 triệu đồng. Số vốn đã thực hiện giải ngân của các dự án đầu tư đến nay ước đạt khoảng 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã tăng thu ngân sách cho huyện Phục Hòa và góp phần phát triển công nghiệp địa phương.

Cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế cửa khẩu đã được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn cửa khẩu (chủ yếu bằng nguồn vốn Trung ương cân đối).

Trước khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và KKT chưa được ban hành, thực hiện theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTG ngày 19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách đối với KKTCK biên giới, căn cứ số thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu Ngân sách Nhà nước hàng năm tại KKTCK, Nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK.

Sau khi nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, KKT có hiệu lực thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương.

Tình hình thực hiện và sử dụng vốn đầu tư cho các dự án tại các KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ khi thành lập đến nay như sau:

Tổng số dự án được phê duyệt là 39 dự án với tổng vốn đầu tư được phê duyệt là 642,5 tỷ đồng. Trong đó: CK Tà Lùng là 424,6 tỷ đồng; CK Trà Lĩnh là 185,9 tỷ đồng; CK Sóc Giang là 31,94 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiều thay đổi các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, một số kinh phí hàng năm Trung ương bổ sung không theo một cơ chế nhất quán và quá nhỏ so với nhu cầu để đầu tư cải tạo, nâng cấp hay xây dựng mới cơ sở hạ tầng CK, vì vậy tổng vốn đầu tư đã được giải ngân cho việc đầu tư xây dựng các KKT tính đến năm 2010 là 245,5 tỷ đồng, đạt 38,2%.

Hiện nay, khu vực CK Tà Lùng về cơ bản đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, các khu vực CK khác đều trong giai đoạn xây dựng cơ bản cả về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động của các lực lượng chức năng và cơ sở hạ tầng cửa khẩu.

Về triển khai công tác quy hoạch: Căn cứ theo Quyết định số 83/2002/QĐ- TTg ngày 26 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quy định phạm vi áp dụng chính sách đối với các KKTCK biên giới tỉnh Cao Bằng. UBND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành lập và phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đối với các khu vực CK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:

+ Khu vực CK Tà Lùng: Đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu trung tâm thị trấn cửa khẩu Tà Lùng (tổng diện tích 336,3 ha), tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên hiện nay chưa có quy hoạch KKTCK Tà Lùng (gồm cả thị trấn Tà Lùng và thị trấn Hòa Thuận) theo phạm vi áp dụng tại Quyết định số: 83/2002/QĐ- TTg ngày 26 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Khu vực CK Trà Lĩnh: Đã phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Hùng Quốc và CK Trà Lĩnh tỷ lệ 1/2000 với tổng diện tích 745 ha, và quy hoạch chi tiết CK Trà Lĩnh (36 ha).

+ Khu vực CK Sóc Giang: Đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết và được phê duyệt với tổng diện tích 70 ha. 2.4.6. Những chuyển biến trong hoạt động xuất nhập khẩu của các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

2.4.6.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

* Về tổng giá trị XNK

Giai đoạn vừa qua có sự tăng nhanh về quy mô XNK qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng. Giai đoạn 2001 - 2005 quy mô chỉ đạt 15,35 triệu USD thì đến giai đoạn 2006-2010 quy mô đạt đến 585,5 triệu USD, tốc độ trung bình giai đoạn này đạt 40%/năm, mức tăng vượt bậc này đạt được là nhờ sự quan tâm đặc biệt của tỉnh Cao Bằng, các Bộ ngành Trung ương trong các chính sách hỗ trợ phát triển KTXH khu vực miền núi và các chính sách khuyến khích thương mại CK.

Giá trị xuất khẩu qua các CK trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2006- 2010 đã cao hơn giá trị nhập khẩu, năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 208,9 triệu USD, tăng vượt bậc so với năm 2005 (9,5 triệu USD). Tốc độ tăng trung bình đạt 67%/năm.

Bảng 2.7. Tình hình xuất nhập khẩu trong KKTCK

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tổng số Trong đó 2005 Tổng số Năm 2010 Năm 2011 Kim ngạch XNK (USD) 15.351.690 35.726.771 585.515.435 193.328.916 343.560.000 - Xuất khẩu 66.972.386 9.472.151 319.087.856 112.563.123 208.930.000 - Nhập khẩu 88.379.305 26.254.621 226.427.578 80.765.792 134.630.000

(Nguồn: Ban Quản lý KKTCK Tỉnh Cao Bằng)

- Tổng kim ngạch XNK phân theo các KKTCK

Trong giai đoạn 2005 - 2011 các KKTCK đề có sự gia tăng về cơ cấu XNK. Trong đó:

KKTCK Tà Lùng có tốc độ tăng nhanh nhất từ 32,2 triệu USD lên 293,3 triệu USD (tăng 9,2 lần). Nếu coi năm 2005 là 100% thì giai đoạn 2005-2011 trung bình một năm KKTCK Tà Lùng tăng 153%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2011 chiếm tỉ trọng cao 67,8% (cán cân thương mại +105,5 triệu USD).

KKTCK Trà Lĩnh cũng có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2011 giá trị XNK đạt 44,4 triệu USD tăng 41,2 triệu USD so với năm 2005 (3,2 triệu USD) tăng gấp 13,8 lần. Đây là thành quả từ những nỗ lực của UBND tỉnh Cao Bằng trong việc hoạch định các chính sách phát triển KKTCK phù hợp với tình hình phát triển KT cụ thể tại KKTCK Trà Lĩnh.

KKTCK Sóc Giang là KKTCK có giá trị XNK thấp nhất trong 3 KKTCK. Năm 2011 tổng giá trị XNK mới chỉ đạt 2,8 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu cũng chỉ đạt 1,8 triệu USD.

Bảng 2.8. Tình hình XNK tại các KKTCK Cao Bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nội dung 2005 2011 Cửa khẩu Tà Lùng 32,2 296,3 - Xuất khẩu 3,2 200,9 - Nhập khẩu 29,0 95,4 Cửa khẩu Trà Lĩnh 3,2 44,4 - Xuất khẩu 0,9 31,5 - Nhập khẩu 2,3 12,9

Cửa khẩu Sóc Giang 0,3 2,8

- Xuất khẩu 0,3 1,9

- Nhập khẩu 0 0,9

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu của Ban quản lý các KKTCK)

- Cơ cấu tổng kim ngạch XNK phân theo các KKTCK

Nếu xem xét cơ cấu giá trị XNK theo tỉ trọng các KKTCK có sự chênh lệch đáng kể giữa 3 KKTCK. Trong đó, dễ dàng nhận thấy KKTCK Tà Lùng đóng góp vào trong tổng giá trị XNK của 3 KKTCK là rất lớn. Năm 2011 KKTCK Tà Lùng đạt 296,3/343,5 triệu USD tổng giá trị XNK của 3 KKTCK –

Hình 2.6. Cơ cấu tổng kim ngạch XNK phân theo các KKTCK

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 85 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)