Sự cần thiết phải phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Sự cần thiết phải phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập KT và hợp tác cùng phát triển là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và tự do hóa mậu dịch. Từ nhiều năm nay, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã hướng tới thúc đẩy hoạt động KT đối ngoại, mở rộng hợp tác phát triển giữa hai nước. Chính phủ hai nước đang tích cực thúc đẩy hợp tác xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng về mặt địa lý và đồng thời biến thành hành lang và vành đai KT thành cầu nối thúc đẩy tự do hóa KT, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển KTXH, giảm chênh lệch giữa các vùng trong hai hành lang, một vành đai.

Đối với Trung Quốc, hiện tại việc “đề cao mở cửa khu vực biên giới” là một trong những trọng tâm của chiến lược mở rộng mở cửa thời kỳ mới. Ngay khi mở cửa biên giới, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập ngay Cục biên mậu chuyên theo dõi, quản lý các hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại biên giới, đặc biệt trao quyền tự chủ cho các địa phương có CK biên giới quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới. Để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động KT và thương mại biên giới, Chính quyền Trung Quốc còn ban hành các chính sách ưu đãi (về đầu tư, về thuế,…) áp dụng cho từng địa phương có CK trong từng thời điểm nhất định. Trung Quốc cũng đang thực hiện chủ trương tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển khu vực phía Tây và Tây Nam. Trung Quốc có chính sách phát triển đối với thành phố Sủng Tả và Bách Sắc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác phát triển KT và giao lưu văn hóa, xã hội với Cao Bằng. Đối với Việt Nam, khu vực biên giới Việt - Trung, luôn được xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng không chỉ về an ninh, quốc phòng, mà còn cả phát triển KTXH. Về lâu dài, Việt Nam vẫn thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển thương mại với Trung Quốc, đặc biệt tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển KT nhanh của Trung Quốc để tăng cường hoạt động thương mại, đặc biệt là tăng kim ngạch XNK hành hóa. Trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã luôn xác định KTCK luôn là một trong những động lực quan trọng nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu KT quốc gia, cũng như trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ, tạo động lực lan tỏa cho các vùng KT khác. Bên cạnh đó, KKTCK có một vị trí địa lý rất quan trọng, có đường thông thương đến các trung tâm KT lớn của Trung Quốc như Bách Sắc, Sùng Tả, Nam Ninh và nhiều khu vực KT quan trọng khác. KKTCK là đầu mối giao thông giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như với các nước ASEAN với Trung Quốc, trong khuôn khổ xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.

Thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc có chủ trương và đang nỗ lực trong việc hợp tác xây dựng khu hợp tác KT biên giới. Mục tiêu của mô hình hợp tác KT biên giới mà hai bên đề ra là hình thành một khu vực có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho sự phát triển KT, thương mại giữa các tỉnh biên giới hai nước. Về phía Chính phủ Việt Nam, đã có lộ trình quy hoạch “giai đoạn 2011 - 2020: tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai KT, theo đề án quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020”.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này tác giả đã tổng quan một số công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về kinh tế cửa khẩu Việt Nam, khu vực biên giới Việt - Trung nói chung và KKTCK Cao Bằng nói riêng; khái quát những vấn đề cơ bản nhất về hội nhập kinh tế, kinh tế cửa khẩu.

Luận văn đã nghiên cứu khái quát thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong thời gian gần đây, những biến động của tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá, biến động về thị trường. Tác giả phân tích những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt – Trung; đánh giá những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước; những yếu tố này có tác động trực tiếp đến sự phát triển các KKTCK Cao Bằng.

Đứng trước xu thế chung là sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam của các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, tác giả đã nêu tính cấp thiết của việc phát triển các KKTCK tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập. Tác giả phân tích thành tựu bước đầu của Cao Bằng về mặt KTXH và an ninh quốc phòng từ việc mở cửa biên giới đẩy mạnh quan hệ thông thương với Trung Quốc; đánh giá những cơ hội và triển vọng mới từ mối quan hệ hợp tác giữa Cao Bằng với Trung Quốc

Những nghiên cứu này là những tiền đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu của tác giả ở những chương sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)