7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1. Địa hình
Khu vực có địa hình núi cao, độ dốc phức tạp, thung lũng xen kẽ giữa các dãy núi. Các thung lũng rộng trên địa bàn KKT là thung lũng tại thị trấn Tà Lùng và thị trấn Hùng Quốc. Trong đó thung lũng Tà Lùng là nơi có mặt bằng rộng, thuận lợi cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
2.3.2.2. Khí hậu
Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam vào mùa hè. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Vào mùa này thường có gió mùa Đông Nam và chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình những tháng giữa các mùa dao động khoảng 50
C - 60C. Lượng mưa trung bình tháng mùa mưa là 200 - 250 mm. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 200C - 240C và độ ẩm không khí trung bình là 80% - 90%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa Đông Bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Các tháng giá rét thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Lượng mưa trung bình mùa khô là 20 - 40 mm; thấp nhất 10 - 20 mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 80C - 150C và độ ẩm trung bình hàng tháng là 70% - 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.200 đến 1.800 mm và phân bổ không đều do địa hình chia cắt mạnh. Lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.4. Bản đồ hành chính các KKTCK tỉnh Cao Bằng
Nguồn: Tác giả biên vẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2.3. Thủy văn
Chế độ thủy văn trên các sông, suối phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ: Mùa lũ trên các sông, suối bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường bắt đầu vào tháng 06 và kết thúc vào tháng 10.
Lượng nước trên các sông, suối trong mùa lũ thường chiếm khoảng 65 – 80% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, sự phân phối dòng chảy của các tháng không đều, lũ lớn thường tập trung vào 3 tháng 6,7,8, đặc biệt tháng 7 và tháng 8 là những tháng có dòng chảy lớn nhất.
- Mùa cạn: Chế độ thủy văn trên các sông, suối trong mùa cạn có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và các điều kiện khác của lưu vực như diện tích chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động của đá vôi và các yếu tố khí hậu. Mùa cạn trên các sông, suối thường bắt đầu vào tháng 10, có năm muộn là tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có năm muộn là tháng 6,7 năm sau.
Mạng lưới sông, suối trên địa bàn tương đối phong phú và đa dạng chủ yếu theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và Bắc Nam. Lưu lượng nước của các sông suối không ổn định, thay đổi theo mùa, có điều kiện phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Nguồn nước mặt và ngầm của Cao Bằng có trữ lượng tương đối và chất lượng khá tốt, tuy nhiên phân bố không đều cần xây dựng các công trình trữ nước.
Hầu hết khu vực đô thị đã được đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung, nguồn nước lấy từ các sông suối lân cận. Khu vực nông thôn sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan và sử dụng thêm nguồn nước mưa phục vụ ăn uống và sinh hoạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2.4. Tài nguyên đất
- Quy mô đất đai: Tổng diện tích KKTCK là 109.126 ha trong đó diện tích đất có thể khai thác sử dụng cho các chức năng phát triển KKT khoảng 35.781ha (chiếm 32,8%). Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 5,2%, trong đó diện tích đất ở đô thị khoảng 225ha, đất ở nông thôn là 727ha. Diện tích đất không khai thác sử dụng vào KKT chiếm khoảng 67,2% bao gồm toàn bộ diện tích rừng phòng hộ và diện tích núi đá.
- Điều kiện thổ nhưỡng: Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng của khu vực thích hợp với cây trồng hàng năm. Các loại đất phổ biến chiếm diện tích lớn trên địa bàn KKT là:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét. Đất hơi chua đến chua, hàm lượng mùn tầng mặt giàu, phù hợp với các loại cây dài ngày và những cây ngắn ngày như ngô, đậu, đỗ, khoai.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát. Phân bố trên diện rộng ở khu vực huyện Hạ Lang. Đất thường nằm ở địa hình thấp, tính chất chua nhẹ, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt thường mỏng.
+ Đất feralit nâu và nâu đỏ phát triển trên đá vôi có hàm lượng mùn, lân trao đổi ở mức trung bình, nghèo kali, thành phần cơ giới từ thịt pha sét, thích hợp phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả.
+ Đất feralit xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất. Loại đất này có hàm lượng mùn, đạm, kali ở mức trung bình, lân tổng số và kali dễ tiêu nghèo, đất có thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và sét.
+ Đất xám: chiếm diện tích khoảng 16,6 nghìn ha, tập trung ở các xã Cách Linh, Đại Sơn, Tà Lùng, Hòa Thuận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Núi đá, núi đá vôi chiếm diện tích lớn. Hiện trạng khu vực núi đá vôi hiện nay chủ yếu là rừng nguyên sinh, cây bụi và núi đá không có rừng cây.
Bảng 2.4. Thống kê các loại đất trong khu vực KKTCK Cao Bằng
TT Loại đất Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng 109.126 100
I Đất nông nghiệp 99.420 91,1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.466 12,3
1.2 Đất lâm nghiệp 80.215 73,5
1.2.1 Trong đó: Đất rừng phòng hộ 69.263 63,5
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 98 0,1
1.4 Đất nông nghiệp khác 2.212 2,0
II Đất phi nông nghiệp 5.624 5,2
2.1 Đất ở 952 0,9
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 727 0,7
2.1.2 Đất ở tại đô thị 225 0,2
2.2 Đất chuyên dùng 2260 2,1
2.2.1 Trong đó: Đất có mục đích công cộng
1.756 1,6
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 635 0,6
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81 0,1
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 235 0,2
III Đất chƣa sử dụng 4.082 3,7
(Nguồn: Tổng hợp từ hiện trạng sử dụng đất đến năm 2011 các xã)
2.3.2.5. Khoáng sản
Tiềm năng khoáng sản khu vực khá phong phú: quặng bauxit (Hà Quảng, Phục Hòa), quặng mangan, quặng barit, đá vôi ốp lá, đá vôi xi măng và có trữ lượng khoáng sản lớn làm vật liệu xây dựng, tuy nhiên, các mỏ này chưa được điều tra thăm dò, đánh giá về trữ lượng, chất lượng cụ thể.
2.3.2.6. Rừng
Diện tích rừng khu vực là 89.346 ha chiếm 79,3% diện tích toàn khu vực. Trong đó diện tích rừng phòng hộ chiếm đến 79,8% tổng diện tích rừng. Hệ sinh thái rừng khu vực tương đối đa dạng gồm nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Nhìn chung với tài nguyên rừng như hiện nay là điều kiện để khu vực bảo tồn được hệ sinh thái và đảm bảo các điều kiện về môi trường sinh thái.