VỊ THẾ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG TỔNG THỂ PHÁT

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 46 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. VỊ THẾ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG TỔNG THỂ PHÁT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

Từ năm 2001 - 2010, KKTCK Cao Bằng đã được quan tâm đầu tư nhưng vị thế đóng góp cho tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2010, mức đóng góp của Khu KTCK cho tỉnh đạt khoảng 9,03% GDP (ngành nông lâm nghiệp chiếm 19,6%, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 3,09%, khối ngành dịch vụ chiếm 3,6% so tỉnh). Thu nhập bình quân đầu người 2011 bằng 76% so với tỉnh, bằng 60% so với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế KKTCK so sánh với chỉ tiêu chung của tỉnh Cao Bằng năm 2011

STT Chỉ tiêu KKTCK So sánh

với tỉnh (%)

1 Dân số trung bình (người) 88.982 17,6

2 Diện tích (km2) 109.126 16,7

3 Mật độ dân số (người/km2) 79 1,0

4 Lao động làm việc trong các ngành 55.661,2 18,7

5

Tổng sản phẩm GDP

(giá so sánh 1994 - tỷ đồng) 295,9 9,03

- Nông - Lâm - Thủy sản 139,1 19,6

- Công nghiệp - Xây dựng 212,5 3,09

- Khối dịch vụ 68,5 3,63

6 Thu nhập BQ (triệu đồng /người /năm) 9,56 75,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và tỉnh Cao Bằng năm 2011)

Đối với các vấn đề xã hội, địa bàn KKT thời gian qua đã được đầu tư nên đã có những bước tiến đáng kể, hầu hết các chỉ tiêu đều trên mức trung bình chung của tỉnh.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đặc biệt là vấn đề giao thông, hạ tầng thương mại và công nghiệp bằng các chính sách thu hút đồng bộ, vận dụng đa dạng các phương thức thu hút nguồn vốn theo nhiều mô hình khác nhau. Lựa chọn phát triển theo hình thức có ưu tiên trọng tâm, trọng điểm theo lãnh thổ và theo lĩnh vực.

- Tăng cường hợp tác song phương giữa Cao Bằng và Quảng Tây trong phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng hai bên đến khu vực CK đảm bảo đồng bộ và thông suốt.

- Hình thành cơ chế chính sách quản lý CK thống nhất trên toàn tuyến biên giới, khai thác hiệu quả các quan hệ hợp tác thương mại.Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ công tác tại khu vực Khu KTCK.

- Tập trung một số hoạt động thương mại có quy mô đủ tạo sức hút cho các hoạt động trao đổi hàng hoá.

- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển KKT, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo cần đi trước một bước, trước mắt là thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực tại chỗ của địa phương.

- Trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước về các hoạt động tại KKT cần xây dựng một cơ chế chính sách thu hút đầu tư đặc thù cho Khu KTCK, đề xuất các kiến nghị phù hợp với những yêu cầu phát triển trong thời gian tới nhằm phát huy cao nhất các tiềm năng hiện có của khu vực.

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)