Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Na m Trung Quốc

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 35 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Na m Trung Quốc

Trung Quốc

1.2.3.1. Khái quát về quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc

* Trước thời kì đổi mới

- Mối quan hệ KT qua các CK ở vùng biên giới Đông Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc gắn liền với thăng trầm lịch sử. Từ xa xưa các triều đại phong kiến đã mở ra nhiều điểm để nhân dân địa phương hai bên biên giới qua lại, buôn bán và có những chính sách trao đổi hàng hóa, thuế khóa cụ thể. Chính quyền địa phương và triều đình phong kiến Mãn Thanh (Trung Quốc) đã kí kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều văn bản liên quan đến cột mốc biên giới và buôn bán qua các CK hai nước. Bản “Điều ước Việt Nam năm 1885” và “Chương trình hợp tác tuần tra biên giới năm 1896” quy định mỗi bên lập 25 đồn trú (trong đó có 19 điểm trên bộ và 6 điểm dưới biển) đồng thời là những điểm họp chợ, trao đổi hàng hóa trên biên giới. Phần lớn những điểm này được giữ đến ngày nay.

- Đến năm 1950 hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 4 năm 1952 hai nước thông qua “Bị vong lục mậu dịch” những năm sau đó lại kí tiếp các nghị định thư về buôn bán, trong đó có ấn định mở ba cặp CK và 28 điểm trao đổi hàng hóa. Theo thỏa thuận có 2 hình thức buôn bán là tiểu ngạch dân gian (giữa nhân dân hai bên vùng biên giới) và các công ty quốc doanh của các địa phương dọc đường biên.

- Những năm 1965 - 1975 trên biên giới đã có 28 cặp CK (trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế, 10 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch). Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, từ đó quan hệ giao lưu KT giữa hai nước bị gián đoạn.

* Thời kì đổi mới và mở cửa KT

- Những năm 1986 - 1990 tình hình quan hệ hai nước đã bắt đầu dịu đi và với sự thỏa thuận của Chính phủ địa phương hai bên thì hàng chục cặp CK tiểu ngạch và nhiều đường mòn đã được mở để nhân dân hai bên biên giới qua lại và trao đổi hàng hóa. Song hoạt động còn mang tính dân gian, tự phát. Để đáp ứng nguyện vọng giao lưu của nhân dân 2 nước Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khóa IV) đã ra thông báo 118/TB-TW ngày 19/11/1988. Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị số 32/CT ngày 21/2/1989 số 405 ngày 19/11/1990 để chấn chỉnh công tác quản lý vùng biên giới phía Bắc. Tiếp đó cuộc gặp gỡ cấp cao giữa 2 Đảng và Nhà nước tháng 11/1991 đã thống nhất chủ trương “khép lại quá khứ, mở ra tương lai” bắt đầu thời kỳ mới bình thường hóa và mở cửa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện chủ trương trên ngày 7/11/1991 đại diện Chính phủ hai nước kí “Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới”, sau Hiệp định Chính phủ đã phê duyệt mở 21 cặp CK với Trung Quốc và số lượng các cặp CK tính đến năm 1994 là 25 cặp. Điều đó thể hiện sự nỗ lực của cả hai bên trong quá trình nhằm cải thiện giao lưu KT giữa hai nước.

- Để tăng cường giao lưu KT với Trung Quốc cũng như nhằm đưa ra một số chính sách quản lý phát triển cho phù hợp. Một trong sự thay đổi quan trọng đầu tiên là chủ trương thực hiện chính sách thí điểm ở một số CK điều đó thể hiện qua việc xây dựng thí điểm KKTCK.

1.2.3.2. Quan hệ kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Chủ trương xây dựng các KKTCK biên giới Việt - Trung cùng nhằm đón trước triển vọng to lớn của quan hệ KT - thương mại Việt - Trung trong thời gian tới. Bởi vì hiệu quả các KKTCK chỉ phát huy được khi quan hệ KT - thương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độ nhất định. Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì KKTCK sẽ đóng vai trò là KKT mở, cùng động lực KT để kéo các khu vực xung quanh phát triển, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, số lượng CK và vùng địa lý được phép xây dựng KKTCK chung trên các tuyến biên giới đất liền của cả nước, cho đến nay mới chỉ là 10 mặc dù hiện nay một số địa phương đang tiếp tục đề nghị được Chính phủ cho phép xây dựng các KKTCK.

Vùng Đông Bắc Việt Nam có 5 tỉnh giáp với Trung Quốc là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai đều được Chính phủ phê duyệt các quyết định hình thành các KKTCK. Điểm đáng chú ý là, các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam đều nằm ở vùng Đông Bắc và cũng là các KKTCK được xây dựng đầu tiên ở nước ta với tư cách là thí điểm một mô hình KT mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi một KKTCK đều có những đặc thù riêng vốn có nên những chính sách thực hiện thí điểm tại các KKTCK không thể hoàn toàn đồng nhất và nó được dựa trên các cở sở các điểm chung nhất sau:

- Qui định về mặt địa bàn của các KKTCK trên cơ sở khai thác tối ưu về địa lý KT, xã hội của CK - Cho phép phát triển đồng bộ các loại hình hoạt động thương mại như: XNK, thương mại nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho hải quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước ngoài nước, chợ CK.

- Phát triển du lịch với thủ tục xuất, nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùng biên giới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước giáp khu vực KKTCK và công dân nước thứ ba qua lại, tạm trú tại khu KKTCK.

- Qui định về đầu tư ngân sách Nhà nước cho khu KKTCK. Trong khoảng thời gian xác định (thường là 5 năm), Nhà nước đầu tư riêng cho ngân sách Tỉnh có khu KKTCK một tỷ lệ nhất định (thường là không dưới 50%) từ tổng số ngân sách trong năm trên địa bàn KKTCK cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu KKTCK.

- Quyết định khung khổ các chính sách về tài chính, tiền tệ phù hợp với đặc điểm vùng biên.

- Qui định các vấn đề về quản lý Nhà nước với KKTCK

1.2.3.3. Những thành tựu và khó khăn trong hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

* Những thành tựu đạt được

Việc ban hành và thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hình thành một loại hình KT. Việc hình thành KKTCK đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của các loại hình KKT đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, KKT mở được xây dựng tại nước ta trong thời kì đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc hình thành các KKTCK đã hình thành một mô hình phát triển KT nhằm khơi dậy và phát huy KKTCK tiềm năng của một địa bàn có điều kiện đặc thù là có các CK, điều mà từ trước tới nay vẫn chưa được xem xét như một lợi thế. Cũng chính sự đúng đắn và phù hợp này đã kích thích các địa phương có điều kiện hình thành KKTCK đều mong muốn được áp dụng cơ chế chính sách KKTCK. Các KKTCK được áp dụng một số chính sách đã có bước phát triển lớn quan trọng so với trước khi áp dụng cơ chế chính sách.

Tất cả các chỉ số về tăng trưởng tại các KKTCK đều tăng lên so với trước khi áp dụng cơ chế chính sách. Đặc biệt, mức tăng lên của các chỉ số tăng trưởng qua KKTCK đều tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn các KKTCK chiếm một tỉ trọng lớn trong thu ngân sách tại các tỉnh có KKTCK. Ví dụ tại Lạng Sơn, thu ngân sách trên địa bàn KKTCK chiếm trên 63% tổng thu ngân sách địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Có tình hình trên là do những KKTCK đã tạo ra sự thông thoáng, hấp dẫn có sức thu hút các doanh nghiệp của nhiều tỉnh, nhiều vùng trong cả nước đến đó kinh doanh XNK, dịch vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra sự chuyển biến lớn khi các KKTCK được áp dụng một số chính sách không chỉ trong lĩnh vực KT mà còn trong lĩnh vực xã hội.

Các KKTCK đã có tác động lan tỏa rõ rệt và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Từ chỗ là những địa phương thuộc vùng sâu vùng xa khó khăn và đặc biệt khó khăn, đến nay đã thu hút được nhiều nguồn lực từ hàng trăm doanh nghiệp cả nước đến kinh doanh.

Tổng kim ngạch XNK qua các KKTCK chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch Việt – Trung. Cơ chế đầu tư trở lại không dưới 50% số thu ngân sách trên địa bàn KKTCK đã đem lại một lượng vốn đầu tư lớn cho địa phương. Thậm chí có nơi lượng vốn này còn cao hơn cả số ngân sách đầu tư cho các khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực khác trong toàn tỉnh. Cơ chế này đã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang hơn tại KKTCK, làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân trong các quan hệ giao lưu KT, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi dưỡng và tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước tại KKTCK.

Việc chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động tại các KKTCK đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hòa, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương thúc đẩy giao lưu KT giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc áp dụng các cơ chế chính sách KKTCK, đã đem lại một số tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước như:

- Công tác qui hoạch được quán triệt hơn tại các tỉnh có KKTCK

- Cán bộ tại các địa phương có KKTCKđã và đang có những bước trưởng thành đáng kể so với trước đây về mặt quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giao lưu KT, hội nhập KT với các nước láng giềng, đặc biệt là vấn đề tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách theo ngành dọc của Trung ương với các cơ quan chuyên môn và chính quyền của địa phương. Một số địa phương đã chủ động tổ chức một số hoạt động đối ngoại với các tỉnh cùng biên giới để phối hợp quản lý các vấn đề chung đặt ra trong khu vực CK của hai bên.

- Nhân dân tại các KKTCK đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được hưởng thụ nhiều kết quả trực tiếp từ việc thí điểm này, đặc biệt là từ việc mở rộng giao lưu KT qua các KKTCK. Việc hình thành các KKTCK đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới góp phần làm tăng thêm tiềm lực KT, quốc phòng tại tuyến biên giới. Đời sống của nhân dân tại địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các KKTCK được nâng cao, chẳng những đã chấm dứt tình trạng di dân mà ngược lại, đã có sức thu hút dân cư các địa bàn khác đến sinh sống, không bỏ biên giới. Bên cạnh đó các lực lượng công an, hải quan, biên phòng tại KKTCK được tăng cường năng lực cũng như trang thiết bị, do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng đã được nâng cao về nhiều mặt.

Thực tế tại địa bàn các KKTCK tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai cho thấy, việc áp dụng các cơ chế KKTCK đã làm tăng thêm công việc thuộc quản lý theo chức năng của các lực lượng, đơn vị chuyên trách tại các KKTCK (như lượng người qua lại nhiều hơn, hàng hoá qua lại nhiều hơn, thời gian làm việc tăng lên), nhưng các lực lượng làm nhiệm vụ tại các KKTCK vẫn đảm đương được công việc theo yêu cầu. Đồng thời sự phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị đó cũng tiến triển được một số bước quan trọng.

* Những mặt hạn chế còn tồn tại

Việc thu hút đầu tư còn hạn chế, các nhà kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa mạnh dạn đầu tư vào các KKTCK. Do các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào các KKTCK, vì thế, tăng trưởng tại các KKTCK thực chất vẫn là nguồn hàng hoá ở các địa bàn thông qua KKTCK. Vì vậy, tăng trưởng của các KKT chưa mang tính bền vững.

Về chức năng KKTCK chưa phát huy được các nội dung về sản xuất công nghiệp. Về mặt chức năng KKTCK, các Quyết định đều chú ý đến phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chức năng này chưa được phát huy do còn thiếu những điều kiện cần thiết như nguồn nhân lực, lao động được đào tạo. Việc phân công, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước đối với KKTCK còn chưa được qui định đầy đủ rõ ràng và thực hiên nghiêm chỉnh. Cho tới nay, ở Trung ương chưa có cơ quan nào được chỉ định làm đầu mối để giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KKTCK, chỉ đạo các địa phương thực hiện cơ chế chính sách dành cho loại hình KKT này. Điều đó đã làm cho sự phát huy chưa được tốt hiệu lực cũng như hiệu quả của cơ chế chính sách và tạo ra những sơ hở lỏng lẻo trong quản lý một số lĩnh vực như đổi tiền, xuất nhập cảnh trái phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Cơ chế đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK đang nẩy sinh một số vấn đề cụ thể cần giải quyết. Cơ chế chính sách đầu tư trở lại qua ngân sách trên địa bàn KKTCK đã được nhiều địa phương có KKTCK có nguồn thu lớn đánh giá cả.

Tuy nhiên, ở những KKTCK có nguồn thu, hoặc nguồn thu quá ít thì dù nâng tỉ lệ lên 100% cũng không đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như các KKTCK khác. Vấn đề địa bàn thụ hưởng vốn đầu tư từ ngân sách riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK cũng có ý kiến khác nhau. Số ngân sách dùng để đầu tư xây dựng sở hạ tầng nhất thiết chỉ trong KKTCK hay cũng nên cho phép đầu tư ra vùng lân cận có liên quan mật thiết đối với KKTCK. Một số công trình như cầu, đường, điện, nước, thủy lợi… trên địa bàn KKTCK được đầu tư từ nguồn ODA có cần được hỗ trợ về vốn đối ứng từ vốn đầu tư của KKTCK hay không? Những vấn đề này tuy đã được giải quyết theo những trường hợp riêng lẻ trong thời gian qua, nay cần được qui định lại thành qui chế chung.

Vấn đề thiếu lực lượng hải quan tại nhiều CK quốc gia, CK địa phương. Tại nhiều CK nơi chưa có lực lượng hải quan, việc giao lưu hàng hoá chưa

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 35 - 43)