Opportunity (Cơ hội)

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 98 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Opportunity (Cơ hội)

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của các cấp, các ngành trong tỉnh về các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn KKTCK, coi phát triển khu vực là một trọng tâm phát triển của tỉnh trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước nhanh chóng cũng như sự gia tăng về các ngành sản xuất để xuất khẩu trong nước và nhu cầu hàng hóa của người dân tăng cao, do đó lượng hàng hóa XNK trong nước dự kiến cũng sẽ tăng mạnh.

- Phát triển KKTCK với trọng tâm là các hoạt động XNK và du lịch quốc tế đang dần trở thành xu hướng quốc tế.

- Ý tưởng hình thành hành lang trung tâm Thành Đô- Trùng Khánh - Bách Sắc - Cao Bằng - TP. Hồ Chí Minh tác động mạnh đến KKTCK Cao Bằng

- Sự phát triển các hành lang KT cũng là những cơ hội thuận lợi cho KKTCK Cao Bằng phát triển. Đặc biệt là hàng lang KT Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.

- Chính sách phát triển KT biên mậu của Trung Quốc. Trong đó đặc biệt là chính sách xây dựng thành phố Sủng Tả và thành phố Bách Sắc. Trong thời gian tới, Trung Quốc định hướng xây dựng thành phố Sủng Tả với khu vực CK Thủy Khẩu (huyện Long Châu) thành trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh Quảng Tây; Thành phố Bách Sắc đã hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế CK thuộc huyện Tịnh Tây và huyện Nà Po.

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 98 - 99)