ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KKTCK CAO BẰN G

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 112 - 118)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KKTCK CAO BẰN G

Việc tổ chức không gian và hình thành từng bước các chức năng KKTCK Cao Bằng theo thứ tự ưu tiên có trọng tâm trọng điểm sẽ từng bước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đưa các chức năng vào hoạt động có hiệu quả phát huy tiềm năng, tạo lan tỏa cho các địa bàn khác của KKTCK.

3.3.1.Tổ chức các khu vực trọng điểm - động lực phát triển

Đặc điểm về tổ chức không gian các khu vực động lực phát triển đó là phải có kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có khả năng kết nối tốt với bên ngoài về giao thông, thông tin liên lạc, các chức năng được hình thành có khả năng liên kết và mở rộng trên vùng lãnh thổ rộng hơn, khu vực có sức hút và khả năng tập trung các hoạt động KT, mức tăng trưởng phải cao hơn hoặc có triển vọng tăng cao hơn so với các khu vực khác. Đề xuất tổ chức không gian các khu vực động lực như sau:

3.3.1.1. Trọng điểm ưu tiên 1: Khu vực cửa khẩu Tà Lùng và thị trấn Hòa Thuận thuộc huyện Phục Hòa

Trong giai đoạn 2001-2010 khu vực đã được tập trung đầu tư bước đầu đã thu hút các hoạt động KT. Trong giai đoạn 2011-2020, khu vực tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng để thực sự trở thành trọng điểm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của KKTCK tỉnh Cao Bằng, kiến nghị với Trung ương hỗ trợ nguồn vốn để tăng cường kết nối CK với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh cũng như lân cận.

Dự kiến xây dựng khu vực CK Tà Lùng thành CK quốc tế gắn kết trong tuyến hành lang từ Nam Ninh - Sủng Tả - Tà Lùng - Cao Bằng kết nối vào tuyến đường Hồ Chí Minh đi các địa phương phía tây và gắn vào tuyến hành lang Đông - Tây kết nối với các nước trong khu vực ASEAN.

- Tính chất: Đây là cửa ngõ kết nối giao thông quan trọng phía đông của tỉnh Cao Bằng, chịu ảnh hưởng của tuyến hành lang KT Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội. Do vậy xác định tính chất khu vực tập trung chủ yếu là các hoạt động thương mại, vận tải hàng hóa quốc tế, hình thành các chức năng tổng hợp trên có sở khai thác thị trường trên tuyến hành lang, đó là sản xuất công nghiệp theo hướng thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hút các ngành sản xuất tập trung tham gia vào các khâu chế biến, gia công xuất khẩu; dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các loại hình dịch vụ hỗ trợ XNK.

- Quy mô: 2.988ha. Dân số hiện trạng là 8.296 người. Mật độ dân số của khu vực này là 277 người/km2

gấp 3,4 lần so với khu vực KKTCK. Phạm vi ảnh hưởng là các khu vực lân cận như các xã Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, và một số xã trên tuyến giao thông Quốc lộ 3. Dự báo mật độ dân số khu vực đến năm 2020 đạt khoảng 389 người/ km2

gấp 1,4 lần so với hiện nay.

- Về điều kiện KTXH: Đến năm 2011 khu vực này có mức thu nhập bình quân cao gấp khoảng 2,2 lần so với bình quân chung của toàn khu vực KKTCK, tỷ trọng đóng góp chung cho KKTCK khoảng 22,6%. Trong triển vọng phát triển giai đoạn đến năm 2020 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 35% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2020 của khu vực này đạt khoảng 81 triệu đồng gấp 1,95 lần so với trung bình chung của KKTCK.

Khu vực có điều kiện địa hình rộng và bằng phẳng thuận lợi để bố trí các khu vực chức năng tương đối đồng bộ bao gồm:

+ Khu CK: Quy mô khoảng 200ha bao gồm các chức năng hạ tầng cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện, hàng hóa khi xuất, nhập qua biên giới; khu vực nhà chờ làm thủ tục; khu vực làm thủ tục xuất, nhập của các cơ quan chức năng; trụ sở làm việc của các cơ quan chức năng và cơ quan liên quan; khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa chờ xuất, nhập khẩu; khu vực dành cho cửa hàng kinh doanh miễn thuế; khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại; khu vực bãi xe, bến đậu; khu vực cấm; khu vực dự trữ cho phát triển.

Bố trí các công trình: Cửa Quốc môn, đồn biên phòng, trạm canh gác, trạm kiểm soát liên hợp, hải quan - thuế, kiểm dịch, bãi đỗ xe gần trạm kiểm soát....

+ Cụm công nghiệp: Bố trí ở khu vực giáp thị trấn Tà Lùng đảm bảo thuận lợi về kết nối hạ tầng giao thông và các hạ tầng kỹ thuật khác như cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điện và xử lý nước thải, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp các loại hình công nghiệp chế biến gia công tham gia vào thị trường xuất khẩu, khu công nghiệp chủ yếu tập trung thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Khu đô thị: Gồm thị trấn Hòa Thuận và thị trấn Tà Lùng: Phát triển theo hướng hình thành các đô thị trước mắt là loại V (khi có điều kiện sẽ phát triển lên đô thị loại IV) quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 13.000 - 15.000 người mật độ dân số đạt 400 - 450 người/km2

.

+ Khu Trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ CK: Bố trí các công trình thương mại, dịch vụ, các gian hàng hội chợ, triển lãm; xây dựng các cơ quan, văn phòng đại diện của các công ty, doanh nghiệp. Ở đây bao gồm cả các công trình dịch vụ khác như toà nhà cho thuê, dịch vụ hỗ trợ giao dịch, dịch vụ tư vấn, khách sạn du lịch, nhà hàng, bãi đỗ xe, gara ô tô, quảng trường, câu lạc bộ, sân bóng v.v. nhằm đáp ứng thuận tiện mọi nhu cầu giao dịch và du lịch của khách trong nước và quốc tế.

Khu trung tâm thương mại được bố trí gần khu dân cư để thuận tiện cho việc đón tiếp khách hàng, phát triển các dịch vụ phục vụ tham quan, ăn uống, vui chơi, giải trí của du khách, tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương. Các cơ sở lễ tân đưa đón khách cần được xây dựng đầy đủ tiện nghi đàng hoàng, lịch sự. Hình thành một số siêu thị tại thị trấn Hòa Thuận, khu CK Tà Lùng hình thành các phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại hội nhập KT quốc tế.

Thu hút các hoạt động kinh doanh vào chợ CK Tà Lùng theo hướng mở, đa dạng các hình thức kinh doanh, bán buôn, bán lẻ, đầu mối tiêu thụ...để tạo sức tập trung, hình thành các quan hệ buôn bán qua biên giới. Có chính sách ưu tiên và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu như mặt bằng, cấp điện, cấp nước, vệ sinh...

3.3.1.2. Trọng điểm ưu tiên thứ 2: Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh gồm thị trấn Hùng Quốc và xã Quang Hán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Song song với việc đầu tư phát triển khu vực CK Tà Lùng, khu vực CK Trà Lĩnh sẽ được ưu tiên hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ bản, tập trung vào hạ tầng thương mại và chức năng CK.

Trong triển vọng phát triển tuyến hành lang nối liền với khu vực phía tây Quảng Tây với Việt Nam thì CK Trà Lĩnh được đánh giá là có vị trí thuận lợi nhất để phát triển. Tuy nhiên, xét về điều kiện hiện nay thì cần tập trung vào việc hình thành các quan hệ thương mại giữa Cao Bằng với các địa phương tiếp giáp với khu vực CK này, tập trung khai thác các hoạt động trao đổi hợp tác KT, lấy hợp tác KT thương mại là ưu tiên số 1, giai đoạn thứ hai là tăng cường đầu tư các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, hạ tầng CK khai thác tuyến hành lang đi qua địa bàn. Từng bước nâng cấp CK đáp ứng yêu cầu trao đổi thương mại tiềm năng của khu vực Tây Quảng Tây và Việt Nam.

 Quy mô khu vực: 3.887ha. Dân số hiện trạng là 6.783 người. Mật độ dân số đạt 174 người/km2 gấp 2,2 lần so với mật độ chung của KKTCK. Phạm vi ảnh hưởng của khi vực là các xã dọc trục tỉnh lộ 205 và các xã lân cận khu vực.

 Về điều kiện KTXH: đến năm 2011 khu vực này có mức thu nhập thấp hơn bình quân chung của toàn khu vực KKTCK (97%), tỷ trọng đóng góp chung cho KKTCK khoảng 8,2%. Trong triển vọng phát triển giai đoạn đến năm 2020 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 21% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2020 của khu vực này đạt khoảng 63 triệu/người đồng gấp 1,34 lần so với trung bình chung của KKTCK.

Do điều kiện địa hình phức tạp, mặt bằng xây dựng khá hạn chế, do vậy định hướng phát triển của khu vực CK Trà Lĩnh là tập trung phát triển các chức năng thương mại CK là chính. Bao gồm:

+ Khu CK: Quy mô khoảng 46ha bao gồm các chức năng hạ tầng CK

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khu vực nhà chờ làm thủ tục; khu vực làm thủ tục xuất, nhập của các cơ quan chức năng; trụ sở làm việc của các cơ quan chức năng và cơ quan liên quan; khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa chờ xuất, nhập khẩu; khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại; khu vực bãi xe, bến đậu; khu vực cấm; khu vực dự trữ cho phát triển.

+ Cụm công nghiệp: Bố trí ở khu vực gần thị trấn Hùng Quốc đảm bảo

thuận lợi về kết nối hạ tầng giao thông và các hạ tầng kỹ thuật khác như cấp điện và xử lý nước thải, tập trung vào các sản phẩm chế biến nông lâm sản, khoáng sản mà Cao Bằng có lợi thế về nguyên liệu, hoặc một phần nguyên liệu nhập từ các địa phương giáp biên.

+ Chức năng đô thị Hùng Quốc: Đảm nhiệm các chức năng của một đô

thị V trung tâm huyện lỵ đồng thời hình thành các chức năng thương mại, bổ trợ cho phát triển thương mại CK. Hình thành một số chức năng thương mại tại đô thị Hùng Quốc như trung tâm thương mại, siêu thị đồng thời gắn kết với việc phát triển một số chức năng quy mô theo giai đoạn tại khu vực CK.

+ Chức năng phát triển nông nghiệp: Phát triển một số mô hình nông

nghiệp theo hướng tiên tiến trên địa bàn các xã khu vực trọng điểm.

3.3.1.3. Trọng điểm ưu tiên thứ 3: Khu vực cửa khẩu Sóc Giang và thị trấn Xuân Hòa, xã Sóc Hà, Nà Sắc

Khu vực CK tập trung đầu tư hạ tầng đảm bảo theo hướng đồng bộ, giao thông thông suốt tới khu vực Nà Po gắn kết tuyến giao thông nối từ Nam Ninh qua Nà Po đến khu vực phía Đông Nam của Vân Nam. Trước mặt tập chung khai thác các hoạt động thương mại giữa các địa phương giáp biên.

Tại trung tâm CK Sóc Giang: Với lợi thế là gần sát với khu di tích lịch sử Pác Bó, vì vậy định hướng phát triển bao gồm đẩy mạnh hoạt động thương mại gắn với phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đến hợp tác phát triển du lịch với đối tác Trung Quốc, lập các tour du lịch hai chiều giữa các địa phương khu vực giáp biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Quy mô khu vực: 8.548ha. Dân số hiện trạng là 7.908 người. Mật độ dân số đạt 92,5người/km2

gấp 1,2 lần so với mật độ chung của KKTCK. Phạm vi ảnh hưởng của khi vực là các xã dọc trục tỉnh lộ 203 và các xã lân cận khu vực.

 Về điều kiện KTXH: đến năm 2011 khu vực này có mức thu nhập thấp hơn bình quân chung của toàn khu vực KKTCK (88%), tỷ trọng đóng góp chung cho KKTCK khoảng 4%. Trong triển vọng phát triển giai đoạn đến năm 2020 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 7,6% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2020 của khu vực này đạt khoảng 49,2 triệu/người đồng gấp 1,05 lần so với trung bình chung của KKTCK.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 khu vực sẽ tập trung chủ yếu vào các hoạt động trao đổi thương mại biên mậu giữa Cao Bằng và các địa phương lân cận qua cặp CK Sóc Giang- Nà Po, hình thành các chức năng về xúc tiến các hoạt động hợp tác các tuyến du lịch, xuất nhập cảnh du lịch giữa Cao Bằng và Quảng Tây, Vân Nam. Xác định khu vực CK Sóc Giang như một điểm mở cho khai thác các hoạt động phát triển các tuyến du lịch hai bên biên giới. Từ nay đến năm 2020 tập trung hoàn thiện hạ tầng CK, hình thành các điểm đón, lưu trú du lịch tại địa bàn gắn với các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí... Sau giai đoạn 2020, tiếp tục đầu tư hạ tầng thương mại hợp tác tại khu vực biên giới, hình thành đồng bộ chức năng khu vực bao gồm: Chức năng CK, chức năng về du lịch, chức năng về sản xuất, chức năng đô thị.

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 112 - 118)