Cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 79 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh

tỉnh Cao Bằng

Các KKTCK(KKTCK) Cao Bằng được hình thành trên cơ sở Quyết định số 83/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phạm vi áp dụng chính sách đối với các KKTCK biên giới tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã thành lập 3 KKTCK độc lập và trực thuộc UBND tỉnh Cao Bằng bao gồm: KKTCK Tà Lùng, KKTCK Trà Lĩnh và KKTCK Sóc Giang.

Trước khi có Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, các KKTCK của tỉnh Cao Bằng được áp dụng thí điểm tại quyết định số 171/1998/QĐ-TTg ngày 9/9/1998 và quyết định số 53/2001/QĐ-TTG ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách đối với KKTCK biên giới.

Việc ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và KKT và Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK đã tạo ra cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho công tác quản lý nhà nước và thực hiện chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình cải cách hành chính, chuẩn hóa mô hình tổ chức và hoạt động của Ban quản lý, tạo cơ chế chủ động cho Ban quản lý theo hướng một cửa liên thông trong quá trình xây dựng và phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất và KKT nói chung và KKTCK nói riêng. Trong quá trình triển khai, các Bộ, Ngành chức năng, địa phương cũng đã có các đã có các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa đã mang lại nhiều kết quả tốt, tạo thuận lợi cho KKTCK phát triển. Để triển khai phù hợp với Luật đầu tư của Quốc hội Nước Công hoà XHCN Việt Nam và các nghị định, quyết định nêu trên cũng như yêu cầu thực tế về ưu đãi đầu tư tại Cao Bằng, Hội đồng nhân tỉnh Cao Bằng đã có Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND Ngày 25/3/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc sửa đổi bổ sung một số điều về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Theo đó ngày 25/4/2011, UBND tỉnh Cao Bằng đã có quyết định số 712/QĐ-UBND của UBND về việc thay đổi, bổ sung một số điều về ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để phù hợp với nhu cầu thực tế.

Đối với các vấn đề XNK, xuất nhập cảnh qua các CK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa có sự hạn chế, vướng mắc đáng kể theo các quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc triển khai thực hiện quản lý các hoạt động của cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, khu phí thuế quan: đến thời điểm hiện tại chỉ có một cửa hàng miễn thuế đã đi vào hoạt động từ năm 2008, với diện tích đất sử dụng là 1.530 m2 tại KKTCKTà Lùng công tác quản lý luôn được các ngành chức năng thực hiện theo đúng quy chế, tuy nhiên do lượng hành khách qua lại còn ít nên hoạt động của cửa hàng vẫn chưa có hiệu quả cao, còn kho ngoại quan và khu phí thuế quan mới bắt đầu được đầu tư xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng. Nhìn chung chưa có sự vướng mắc theo các quy định tại các nghị định, quyết định nêu trên.

Quá trình thực hiện trong thời gian qua thấy rằng, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ chế chính sách phát triển KKTCK được Chính phủ và cấp có thẩm quyền quan tâm, ban hành kịp thời từ đó đã tạo được không gian, môi trường để định hướng về quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các KKTCK. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành cũng đã phát sinh một số điểm chưa hợp lý, những quy định chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc triển khai cơ chế, chính sách đối với KKTCK như sau:

- Nghị định 29/2008/NĐ-CP bãi bỏ Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tứơng Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK bằng nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm tại KKTCK không còn được áp dụng nên tỉnh Cao Bằng gặp khó khăn vì ngân sách hàng năm của tỉnh còn hạn hẹp không đáp ứng nhu cầu đầu tư cho KKTCK.

- Các chính sách ưu đãi đầu tư được quy định tại Quyết định 33/2009/QĐ- TTg đã rõ ràng nhưng chưa quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư; Các nhà đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải qua nhiều cơ quan để chứng nhận ưu đãi đầu tư gây mất thời gian và chi phí; Do vậy Quyết định cần quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

- Tại Điều 7 Quyết định 33 quy định: UBND các tỉnh sử dụng các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại KKTCK để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích cần thiết phục vụ chung trong KKTCK hoặc tạo nguồn vốn giải phóng mặt bằng cho đầu tư phảt triển các KKTCK theo quy định của pháp luật; Điều này cần bổ sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao 100% các khoản tiền thu được cho Ban quản lý KKTCK để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại CK.

Ngoài ra các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg hiện đang áp dụng chung cho tất cả các KKT; trong khi mỗi KKT lại có những đặc thù riêng về điệu kiện tự nhiên, môi trường thu hút đầu tư, vị trí địa KT, lợi thế thương mại…Vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu chính sách ưu đãi đặc thù (ngoài luật) áp dụng cho các KKTCK có điều kiện khó khăn như tỉnh Cao Bằng. 2.4.3 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế ở các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.

2.4.3.1.Tăng trưởng kinh tế

Các KKTCK đề nằm trên những địa bàn khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện KTXH , vì vậy đây là k hu vực có mức độ phát triển KT thua hơn so với trung bình chung của cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002-2011 đạt 8,0%/năm, thấp hơn so với mức tăng chung của toàn huyện và tỉnh (11%). Trong đó: Nông nghiệp tăng 5,28%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,48%/năm, dịch vụ tăng 4,73%/năm (tỉnh 19,78%/năm, huyện 19,5%/năm). Tổng GTSX đến năm 2011 đạt khoảng 1.724 tỷ đồng (theo giá hiện hành 2011). Tỷ trọng đóng góp cho GTSX chung của toàn tỉnh đạt khoảng 13,7% (trong khi dân số chiếm đến 17,6%, diện tích chiếm 16,7% so với toàn tỉnh).

2.4.3.2. Thu nhập bình quân

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tổng hợp hiện trạng khu vực

STT Chỉ tiêu

Toàn bộ

Khu kinh tế Tốc độ tăng 2005 2010 2011 2005-2010

(%/năm)

1 GTSX (giá so sánh) tỷ đồng 359,6 530,4 610,6 8,08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Công nghiệp-TTCN-XD 132 237 306 12,48 - Thương mại - Dịch vụ 42 53 51 4,73 2 GTSX (giá hiện hành) (tỷ đồng) 476 1.316 1.724 so với tổng các huyện (%) 50,2 50,6 49,5 so với toàn tỉnh (%) 12,8 11,8 13,7

- Nông lâm thủy sản 273 777 1.067

- Công nghiệp-TTCN-XD 146 375 472 - Thương mại - Dịch vụ 58 165 185

(Nguồn: Niên giám thống kê các huyện và tính toán cho địa bàn KKTCK)

Đạt 9,56 triệu đồng (bằng 76% so với mức thu nhập của tỉnh) tăng bình quân khoảng 7,5%/năm cho giai đoạn 2002-2011. Mức sống nhân dân trong khu vực đã được cải thiện đáng kể trong giai vừa qua, đặc biệt trong là các khu vực có mức độ giao thương tập trung cao.

Xuất phát điểm về quy mô KT tính theo sản phẩm khu vực chiếm 13,7% so với toàn tỉnh, thu nhập bình quân bằng 76% so với tỉnh, để nâng mức đóng góp chung trong KT toàn tỉnh và rút ngắn chênh lệch mức sống là một thách thức lớn cho giai đoạn tới. Với mục tiêu trở thành khu vực có mức độ đóng góp ngày càng cao cho Tỉnh thì KKTCK cần tập trung vào các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2011 ngành nông lâm thủy sản chiếm 59%, ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 28,5%, ngành dịch vụ chiếm 12,5%. So với năm 2005 thì tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng tăng lên, tỷ trọng ngành dịch vụ giảm xuống. Do địa bàn khu vực rộng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngành công nghiệp xây dựng còn nhỏ, trong khi ngành thương, mại dịch vụ chỉ tập trung nhiều ở những khu vực đô thị và CK.

2.4.3.4. Thu nhập và mức sống dân cư

Thu nhập bình quân đầu người của khu vực chỉ đạt khoảng 9,56 triệu đồng bằng 76% so với tỉnh Cao Bằng. Đời sống nhân dân một số khu vực xa các trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, số hộ sống phụ thuộc vào nông nghiệp chiếm đến 86%.

Các xã trong địa bàn KKT đều là các xã khó khăn trong Danh mục các xã khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo khu vực là 26,5%. Chênh

Hình 2.5. Cơ cấu kinh tế của KKTCK Cao Bằng

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệch về mức sống giữa khu vực thành thị và các khu vực nông thôn xa trung tâm ngày càng tăng lên khoảng cách về thu nhập, khoảng 4-5 lần.

Một phần của tài liệu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)