7. Cấu trúc của luận văn
2.5.4. Threats (Thách thức)
- Các KKTCK tương tự tại các tỉnh khác tương tự cũng sẽ được xây dựng. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn của các KKTCK với nhau trên cả 3 lĩnh vực: Sản phẩm cạnh tranh sản phẩm; Doanh nghiệp với doanh nghiệp và chính sách của các tỉnh với nhau trong việc thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển tại KKTCK.
- Việc phát triển các KKTCK tức là chấp nhận những rủi ro và thách thức trong q uá trình phát triển đặc biệt là những thách thức về an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc , gia tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội… Đây là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thách thức rất lớn trong việc quản lý các KKTCK của Cao Bằng nói riêng và các tỉnh có KKTCK nói chung.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một thách thức lớn với các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các cơ quan quản lý. Do chưa nắm được các thông lệ quốc tế, ít hiểu biết về thị trường nên khả năng nắm bắt cơ hội chưa cao.
Như vậy, thông qua việc phân tích bằng phương pháp SWOT đã cho thấy rõ những điểm mạnh vượt trội của KKTCK Cao bằng cũng như những khó khăn, tồn tại mà các KKTCK cần khắc phục và hạn chế. Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng, Ban quản lý các KKTCK và các đơn vị kinh doanh tại KKT cũng cần nắm bắt được những cơ hội trong thời gian để đưa ra được những chiến lược kinh doanh hợp lý tận dụng được cơ hội và hạn chế những lo ngại do các yếu tố bên ngoài mang lại
Tiểu kết chƣơng 2
Phát triển các KKTCK Cao Bằng là hiện tượng khách quan giữa các nước có chung đường biên giới, nó tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao của các nước láng giềng và phù hợp với xu thế hội nhập của nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong chương 2 tác giả đã đưa ra vai trò, vị thế của KKTCK trong tổng thể nền KT của tỉnh Cao Bằng. Các phương án được tiến hành lựa chọn để xây dựng các KKTCK, trong đó có phân tích những ưu nhược điểm của từng phương án.
Chương 2 của luận văn tác giả đã phân tích, đánh giá những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các KKTCK tỉnh Cao Bằng. Tác giả cũng đánh giá sự chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu tại các cửa khẩu và KKTCK tỉnh Cao Bằng, những thành tựu đã đạt được, những yếu kém tồn tại trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong công tác quản lý của nhà nước.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển các KKTCK
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cao Bằng đề từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển các KKTCK đến năm 2020 ở chương sau.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG 3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA ĐỊNH HƢỚNG
3.1.1. Quan điểm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đến năm 2020
-Phát triển KKTCK phải gắn kết chặt chẽ với phát triển tổng thể KTXH tỉnh Cao Bằng, đưa khu vực trở thành một trọng điểm gắn kết với các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Hình thành KKTCK theo hướng phát huy cao nhất các lợi thế sẵn có của khu vực, trên cơ sở liên kết các khu vực phát triển khác để tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa có giá trị, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Xây dựng KKTCK Cao Bằng theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào hạ tầng các khu vực chức năng hạt nhân có tính lan tỏa tạo sức thu hút về đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài.
-Phát triển KKTCK theo mô hình tổng hợp lấy động lực chính là thương mại CK kết hợp với các loại hình sản xuất khu vực.
-Phát triển KKTCK phải gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong khu vực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân khu vực để từng bước cải thiện mức sống.
-Phát triển KKTCK phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho các mục tiêu phát triển lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-Phát triển KKTCK gắn với các nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác về mọi mặt với các địa phương tỉnh Vân Nam nhằm phát triển mối quan hệ đối ngoại, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết khu vực biên giới Việt - Trung.
3.1.2. Mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đến năm 2020
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển KKTCK Cao Bằng trong đó lấy thương mại CK là động lực chính để phát triển. Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, tập trung, hình thành các trung tâm có sức lan tỏa và liên kết theo hướng mở hội nhập KT quốc tế, khai thác hiệu quả các điều kiện tiềm năng của khu vực, tích lũy tiềm lực gắn phát triển KT với mở rộng hợp tác, giữ gìn ổn định an ninh biên giới. Xây dựng KKTCK Cao Bằng trở thành một trọng điểm phát triển của tỉnh Cao Bằng, một trong những cửa ngõ trong kết nối quan hệ thương mại Asean - Việt Nam - Trung Quốc.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu về kinh tế
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng về XNK đạt khoảng 17 - 20%/năm giai đoạn 2013-2020. Tổng sản phẩm KKTCK đến năm 2020 đóng góp 15 - 16% GDP toàn tỉnh.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu/người năm 2020 bằng 83,5% so với bình quân của tỉnh. Mức thu nhập bình quân khu vực sẽ vượt tỉnh vào năm 2025.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 10,5% so GDP của khu vực. Đóng góp khoảng 15,5 % ngân sách tỉnh năm 2020.
- Tăng trưởng GDP của khu vực đạt khoảng 16 - 17%/năm giai đoạn 2013- 2020. Thu hút vốn đầu tư tăng khoảng 29%/năm trong giai đoạn 2013-2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Mục tiêu về xã hội
- Về giải quyết việc làm và thu hút lao động có trình độ chuyên môn: mỗi năm khu vực KKTCK giải quyết cho khoảng 1000 việc làm mới từ nay đến 2020. Trong đó số việc làm tăng thêm trung bình mỗi năm từ khu vực công nghiệp 300 việc làm, khu vực thương mại dịch vụ 500 việc làm, từ khu vực nông nghiệp 200 việc làm.
- Về đào tạo: Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn chiếm 15-20%; lao động qua đào tạo nghề 40 - 45%.
- Về y tế: Đến năm 2020 số bác sỹ/vạn dân đạt 10 người. Xây dựng phòng khám bệnh đa khoa chất lượng cao, quy mô 100 giường.
- Về giáo dục: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 50% vào năm 2020. - Về văn hóa: 60% thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2015, và trên 90% vào năm 2020, hạ tầng thiết chế văn hóa được xây dựng đồng bộ.
Bảng 3.1. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của KKTCK đến năm 2020
Chỉ tiêu 2011 2015 2020
1. Dân số (người) 90.443 95307 99674
2. Mật độ dân số 80 85 88
3. Kim ngạch XNK (tr. USD) 343,6 423,9 837,2
- Xuất khẩu 208,9 182,3 376,8
- Xuất khẩu /người (USD) 1.244,6 1.912,4 3.779,8
- Nhập khẩu 10,3 199,2 460,5
4. Người XNC (nghìn người) 13.059 40.000 60.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chỉ tiêu 2011 2015 2020
(tỷ đồng- giá hiện hành)
6. Thu ngân sách/ng (triệu đồng- giá hiện
hành) 2,4 6,6 12,5
7. GTSX /người (triệu đồng- giá hiện hành) 19,00 29,20 60,92
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo đề án phát triển KKTCK Cao Bằng đến 2020) * Mục tiêu về môi trường
Đến năm 2020:
- Tỷ lệ chất thải sinh hoạt khu vực đô thị được thu gom đạt 100%. - Tỷ lệ nước thải công nghiệp qua xử lý đạt tiêu chuẩn 60-70%. - Độ che phủ rừng đạt 55% tổng diện tích tự nhiên.
* Mục tiêu về quốc phòng an ninh
Xây dựng và phát triển KT kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh khu vực biên giới.
Trên cơ sở tính toán tổng hợp Đề án đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản của KKTCK Cao Bằng đến năm 2020 như sau:
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CAO BẰNG NĂM 2020 NĂM 2020
3.2.1. Định hƣớng phát triển các ngành kinh tế
3.2.1.1. Ngành thương mại, du lịch
- Phát triển đồng bộ các loại hình thương mại của KTCK như thương mại vùng biên, XNK, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xây dựng 02 trung tâm thương mại, 02 siêu thị tại thị trấn Tà Lùng và thị trấn Hùng Quốc. Xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ: Chợ đầu mối tại các khu trung tâm Khu KTCK, chợ trung tâm huyện, hệ thống chợ xã.
- Về XNK qua CK Cao Bằng: Đến năm 2020, kim ngạch XNK qua CK Cao Bằng đạt khoảng 837 triệu USD tăng bình quân mỗi năm 16%/năm giai đoạn 2011-2020, trong đó giá trị xuất khẩu đạt khoảng 376,8 triệu USD, nhập khẩu đạt khoảng 460,5triệu USD. Trong đó: Kim ngạch XNK riêng của tỉnh Cao Bằng đạt khoảng 95 triệu USD năm 2015 và 197 triệu USD năm 2020.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng nhập máy móc thiết bị và nguyên liệu, vật tư phục vụ phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng nhập khẩu như sau: máy móc thiết bị 45%, nguyên vật liệu vật tư 55%, các mặt hàng khác 10%.
- Dịch vụ: Đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Khu KTCK như dịch vụ cung cấp điện, nước; dịch vụ ăn uống và lưu trú, dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dịch vụ hải quan, xuất nhập cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ bảo hiểm...
Định hướng phát triển Du lịch
Cơ sở để dự báo lượng khách qua khu vực là do dân cư giữa các địa phương giáp biên hai nước đã có mối quan hệ qua lại từ lâu và nhiều người trong số họ là họ hàng thân tộc nên nhu cầu qua lại thăm hỏi của dân cư hai bên rất lớn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển KTXH của tỉnh, nhiều danh lam thắng cảnh của tỉnh được tu bổ, tôn tạo đưa vào khai thác du lịch nên khả năng thu hút khách thăm quan từ phía bạn sẽ tăng lên. Khi tuyến đường liên huyện, liên tỉnh của bên phía bạn được nâng cấp xây dựng được thông suốt thì khách quá cảnh qua CK Cao Bằng không chỉ là khách của các địa phương giáp biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà còn có các du khách từ các tỉnh sâu phía trong nội địa của Trung Quốc quá cảnh qua CK tới các địa phương Việt Nam.
Gắn kết các hoạt động du lịch của khu vực với tổng thể du lịch của tỉnh Cao Bằng, liên kết với các tour du lịch của vùng, đặc biệt là các điểm du lịch lớn trong vùng như Thác Bản Dốc, hang Pắc Pó, hồ Thang Hen.... Hình thành các tour du lịch từ phía Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại để khai thác thị trường khách 2 nước.
Dự báo phát triển du lịch, quá cảnh năm 2020 lượng khách xuất nhập cảnh qua CK Cao Bằng khoảng 50.000 - 60.000 lượt người, trung bình 150 - 200 lượt người/ngày. Trong đó số khách tham quan du lịch mua sắm chiếm khoảng 60%, có thời gian lưu trú trung bình khoảng 1 - 2 ngày. Lượng khách từ các khu vực khác đến CK mua sắm không qua biên giới khoảng 100 - 150 lượt người/ngày. Dự báo về cơ sở lưu trú đáp ứng cho KKT khoảng 50 - 70 phòng.
- Xây dựng khu du lịch thác Bản Dốc (huyện Trùng Khánh) trở thành điểm du lịch quốc gia hấp dẫn, với các hoạt động đa dạng: tham quan, vui chơi giải trí kết nối với các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Liên kết các hoạt động du lịch của khu vực với các tour du lịch phía Quảng Tây, Vân Nam khai thác các lợi thế và tiềm năng khai thác thị trường du lịch hai bên.
- Khôi phục và duy trì các lễ hội đặc trưng, các phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ cho các hoạt động du lịch. Hình thành một số điểm du lịch - dịch vụ, vui chơi giải trí quy mô từ 0,5-1ha kinh doanh dịch vụ, ăn uống, tham quan; tổ chức các hoạt động văn hóa các dân tộc trên địa bàn gắn với các hoạt động thương mại, kinh doanh các sản phẩm đặc thù địa phương tạo sức hút cho khách du lịch đến với Khu KTCK.
- Đến năm 2020 tại khu trung tâm KKT hình thành tối thiểu 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên quy mô trên 100 phòng với đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi phục vụ khách lưu trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp - xây dựng
- Phát triển công nghiệp trong Khu KTCK theo hướng khai thác các lợi thế về nguồn nguyên liệu hoặc các sản phẩm đã qua chế biến thô trên địa bàn tỉnh để tiếp tục thu hút công nghệ vào các công đoạn chế biến sâu, cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn gồm quặng Mangan tập trung chủ yếu ở Trà Lĩnh, Trùng Khánh với các điểm mỏ khoảng 1- 2 triệu tấn; quặng nhôm ở Phục Hòa, Hà Quảng, Thông Nông, tổng trữ lượng lên đến 85 triệu tấn; quan điểm là cần khai thác các điểm mỏ trên địa bàn theo hướng bền vững, khả năng chế biến đến đâu thì khai thác đến đó, không xuất bán quặng thô, đồng thời đảm bảo các yếu tố về môi trường và an ninh quốc phòng. Hình thành các cơ sở chế biến tinh quặng nâng cao giá trị sản phẩm chế biến theo hình thức tập trung đảm bảo công suất dây truyền để có điều kiện hiện đại hóa công nghệ chế biến. Đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản cần đảm bảo tuân thủ Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/11/2011.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: hình thành ngành công nghiệp chế biến để giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông, lâm sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu trong đó tập trung phát triển cây công nghiệp hàng năm. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 91% tổng diện tích KKTCK, khu vực với các chính sách ưu đãi phát triển có điều kiện để hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong đó chú trong vào cây mía, thuốc lá, đậu tương, chè đắng, trúc sào, cây ăn quả...
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất trên cơ sở khai thác các nhu cầu thị trường tại chỗ, trong giai đoạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn KKTCK nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng sẽ tăng