Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 86 - 90)

- Đến nay, NHTMCP NGOAI THUONG VN đã có một hệ thống đơng đảo

c. Văn Phòng Đại diện Vietcombank tại Singapore:

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân

a. Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị trường DVNH hiện đại vẫn còn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ và chưa tạo ra những tiện ích thật sự đối với các đối tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

Thứ nhất, vốn điều lệ cho hoạt động kinh doanh ở nước ngồi cịn thấp. Tuy

khơng cịn NHTM cổ phần nào có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng nhưng nhìn chung, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn hẹp. Với mức vốn như vậy thì khả năng trang bị và ứng dụng các cơng nghệ hiện đại rõ ràng cịn hạn chế. Khó có thể cung cấp nguồn vốn đủ cho hoạt động tín dụng tại thị trường nước ngồi.

Thứ hai, chất lượng và số lượng các dịch vụ kinh doanh ở nước ngoài tuy đã

được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Các điều kiện kinh doanh ở nước ngoài của VCB so với đối thủ cạnh tranh còn kém. Cần phải tăng cường, bổ sung : vốn và tài sản ( đặc biệt là khả năng trường vốn ). Có thể nói, một điểm yếu phổ biến và nổi bật của các NHTM Việt Nam là sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của các NHTM vẫn dựa chủ yếu từ cho vay trong khi hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro.

Thứ ba, tốc độ phát triển không được như mong muốn và kỳ vọng, hiệu quả tối

đa mang lại cho từng ngân hàng trong hoạt đơng kinh doanh ở nước ngồi từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn chưa cao. Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay cịn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ cơng nghệ của ngân hàng Việt nam cịn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ cơng nghệ giữa ngân hàng Việt nam và Ngân

hàng nước ngoài khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: hoặc là chỉ có thể ứng dụng cơng nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về vốn hoặc lại chưa khai thác sử dụng hết tính năng cơng nghệ hiện đại do một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối với nhau.

Thứ tư, vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở nước ngồi cịn nhiều

bất cập. Các DVNH hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấu hiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song cũng là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng Việt nam khi chưa có khả năng quản lý rủi ro có hiệu quả, chưa có đủ các biện pháp phịng chống gian lận, bảo mật, an tồn tốt thì có khả năng rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

Thứ năm, lực lượng cán bộ còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu

theo chuẩn quốc tế. b. Nguyên nhân b.1 Chủ quan

- Tiềm năng, khả năng kinh doanh ở trong nước chưa thể áp dụng và đạt được khả năng phát triển ở nước ngồi.

- Uy tín và thương hiệu mới chỉ gói gọn trong nước. Các ngân hàng nước ngồi trước khi mở rộng hoạt động tại thị trường nước ngồi, họ đã có time nghiên cứu rõ các thị trường, từng bước từng bước xây dựng và tạo dựng uy tín trên thế giới với cơng nghệ hiện đại và các chiến lược phát triển phù hợp với từng thị trường.

b.2 Khách quan

- Các Ngân hàng Việt Nam chưa nắm rõ được luật pháp kinh doanh ở nước ngoài, vốn quen với việc kinh doanh truyền thống và điều luật trong nước.

- Bắt các đơn vị chuyển lãi về hàng năm để tăng doanh thu trong khi điều kiện về vốn để cung cấp cho hoạt động kinh doanh ở nước ngồi cịn hạn chế.

- Cử CB ra nước ngồi, trong khi cách quản lý hành chính và làm việc chưa được thay đổi để phù hợp với luật pháp tại thị trường nước sở tại.

Thực ra mà nói thì Vinafico khởi đầu ko phải do VCB tạo ra, mà là CP Vietnam thành lập từ những năm 78 khi VN còn bị cấm vận như một cửa ngõ để giao thương với thế giới (cty này do bộ TM thành lập)

Đến tận năm 98 VCB mới tiếp quản công ty này (Bộ TM bán lại cổ phần cho VCB vì vai trị trước kia của Cty khơng cịn cần thiết nữa).

Hiện nay hoạt động của VFC khá là đơn giản (VFC chỉ là DTC-deposit taking company) vì vậy khơng được nhận tiền gửi ko kỳ hạn của KH, chỉ được nhận tiền gửi của KH trên 3 tháng và số tiền phải lớn hơn 100000 HKD. Vì vậy hiện nay VFC gần như ko có khách hàng gửi tiền bên HK. Toàn bộ tiền gửi là từ VCB.

Hoạt động KD của vinafico chỉ có 3 mảng: (1) nhận tiền gửi của VCB và gửi lại các NH khác ở HK để lấy chênh lệch lãi suất; (2) cho vay KH (it thơi) bằng nguồn vốn tự có; (3) thực hiện thanh toán (nhận điện MT103 từ VCB, rồi đẩy điện thanh toán với các NH khác ở HK.

Vinafico tồn tại như là biểu tượng của VCB ở nước ngồi thơi, chứ ý nghĩa kinh tế khơng nhiều lắm, bởi vì thị trường tài chính HK khốc liệt trong khi đó vinafico chưa có khách hàng mục tiêu (các doanh nghiệp VN đầu tư ở HK).

VCB hiện chỉ cịn có vinafico là pháp nhân ở nước ngoài (100% vốn VCB), cty chuyển tiền VCB money ở Mỹ (nhưng vẫn đang trong giai đoạn đầu) và văn phòng đại diện ở Sing.

Sự kiện lùi lại một năm cho lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại được nhiều người liên tưởng đến tương lai bấp bênh. Với các chuyên gia trong nước, việc tăng vốn không chỉ là yêu cầu bức thiết cho các ngân hàng để tăng năng lực tài chính, đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao trình độ nhân viên, quản trị..., mà cịn là bước chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng ngoại khi lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực này ngày càng mở rộng hơn.

Trong con mắt của giới đầu tư nước ngồi, việc giãn lộ trình tăng vốn này khiến Việt Nam mất cơ hội tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Với quy mô nền kinh tế hiện nay, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả đẩy vốn cho thị trường. Và những vụ việc liên quan đến các cán bộ ngân hàng tham ô tài sản, vi phạm các ngun tắc nghiệp vụ tín dụng... khơng khỏi khiến người ta đặt những dấu hỏi lớn về năng lực quản trị của các ngân hàng.

Điều khiến nhiều chuyên gia lo ngại nhất cho các ngân hàng trong nước đó là việc Luật Các tổ chức tín dụng mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2011. Các ngân hàng nội càng bị yếu thế bởi các ngân hàng ngoại được phép huy động VND như các ngân hàng nội.

Chỉ riêng điều này thôi cũng khiến nhiều ngân hàng "mất ăn, mất ngủ" khi mà năm 2010, nhiều ngân hàng lớn trong nước đã bất lực khi nhiều khách hàng lớn đã sang ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, nhiều ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ tăng cường "tấn công" thị trường bán lẻ Việt Nam với các chiến dịch mở thẻ tín dụng mạnh mẽ. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại những yếu điểm của các ngân hàng nội sẽ bộc lộ và rất có thể sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Năm 2011, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro, thách thức. Đó là lạm phát tăng cao trong năm 2010, những biến động về tỷ giá trên thị trường tự do, biến động giá vàng cho thấy nếu những yếu tố này khơng được kiểm sốt có khả năng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong năm 2011. Bên cạnh đó, những khó khăn của nền kinh tế thế giới có thể là những rủi ro tác động gián tiếp.

Năm 2011, Luật Các tổ chức tín dụng mới bắt đầu có hiệu lực, quy định những thay đổi quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động của các ngân hàng như công tác tổ chức, quản trị, điều hành, giới hạn cấp tín dụng, hoạt động đầu tư... Việc áp dụng các quy định mới là thách thức đối với các ngân hàng để vừa đáp ứng quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả. Năm 2011 cũng là năm hạn chế về huy động VND đối với các ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ theo cam kết WTO, các ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển phạm vi hoạt động sau quá trình tăng vốn sẽ càng gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ.

Nhìn chung, năm 2011, những yếu tố kinh tế tích cực sẽ ngày càng rõ nét, tuy nhiên, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức, địi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược phù hợp, cơng tác dự báo và điều hành sát thực tiễn, đồng thời cần tăng cường năng lực tài chính, quản trị, quản lý rủi ro để đối phó với những rủi ro có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 86 - 90)