THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 53 - 58)

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt nam Việt nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/01/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương VN chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại : kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử...

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng , phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill

Payment... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng an tồn, hiệu quả , dần tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt ( qua ngân hàng ) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombạn hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 chi nhánh/ phòng giao dịch / Văn phòng đại diện/ Đơn vị thành viên trong và ngồi nước , gồm Hội sở chính tại Hà nội, 1 Sở giao dịch , 74 Chi nhánh và gân 300 phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 cơng ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ ( POS ) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng

lãnh thổ.

Với bề dầy hoạt động và đội ngũ cán bộ có chun mơn vững vàng, nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện tại, mang tính hội nhập cao... Vietcombank ln là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 5,2triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh nước ngoài của Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1 Các điều kiện phát triển kinh doanh ở nước ngoài của Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1 Điều kiện về vốn :

Mặc dù hoạt động khó khăn trong năm 2010, nhưng kết quả kinh doanh của Vietcombank tương đối khả quan với mức lợi nhuận sau thuế 4215 tỷ đồng. Trong cơ cấu thu lãi của Vietcombank thì phần lớn vẫn là từ tín dụng, tuy nhiên những mảng kinh doanh khác cũng có mức tăng trưởng tốt, và dẫn chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận thuần trước chi phía dự phịng ( lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 927 tỷ , lãi từ kinh doannh ngoại hối đạt 1152 tỷ, lãi từ đóng góp vốn cổ phần đạt 496 tỷ ). Thu nhập ngoài lãi thuần tăng 20,03% năm 2010 báo hiệu tiềm năng của các mảng

hoạt động ngồi tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Điều này cũng là một thuận lợi khi Vietcombank sẽ không phải phục thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng nên ít bị ảnh hưởng từ các cú shock lãi suất.

Bảng 2.1 : Tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của Vietcombank

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

TỔNG TÀI SẢN 167.128 197.363 222.090 255.496 307.496

Vốn CSH 11.228 13.528 13.946 16.710 20.669

Tổng dư nợ TD/TTS 39,68% 48,34% 50,79% 55,43% 57,50%

Thu nhập lãi thuần 3.817 4.005 6.622 6.499 8.188

Thu nhập ngoài lãi thuần 1.472 2.109 2.318 2.788 3.337 Lợi nhuận trước thuế 3.877 3.149 3.590 5.004 5.479 Thuế TNDN ( 1.016 ) ( 759 ) ( 862 ) ( 1.060 ) ( 1.243 )

Lợi nhuận sau thuế 2.861 2.390 2.728 3.945 4.236

Lợi nhuận thuần sau thuế 2.859 2.380 2.711 3.921 4.215

Nguồn : Báo cáo thường niên VCB 2010

Bên cạnh đó, vốn tín dụng của Vietcombank ln đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước.Vietcombank là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2010 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng đạt 178.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2009, hoàn thành kế hoạch HĐQT đề ra.Dư nợ cho vay SMEs chiếm tỷ trọng 29,6% trên tổng dư nợ đạt kế hoạch do Tổng giám đốc giao

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank

Đơn vị tính : tỷ đồng

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

HĐQT GIAO THỰC HIỆN 2010 ĐÁNH GIÁ

Tổng dư nợ ( đơn vị tính : tỷ đồng )

168.656 176.814 Vượt

Tăng trưởng tổng dư nợ so với 2009

20% 25% Vượt

Tỷ trọng dư nợ SMEs 28% 29,6% Vượt

Tỷ trọng dư nợ thể nhân 11% 10,9% Đạt

Tỷ lệ nợ xấu tối đa <3,5% 2,83% Đạt

Nguồn : Báo cáo thường niên VCB 2010

2.2.1.2 Điều kiện về tiềm lực

Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, chỉ có những ngân hàng nào có quy mơ lớn, có ưu thế đặc biệt trong ngành và đủ tiềm lực tài chính, mới đủ sức chống chọi và tiếp tục vươn lên. So với các ngân hàng trong hệ thống thì Vietcombank nắm giữ một số ưu thế:

Ưu thế của Vietcombank thể hiện ở việc chiếm thị phần lớn trong hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như : Tín dụng ~ 12%, huy động ~ 9%, thanh toán xuất khẩu ~ 27%, thanh toán nhập khẩu ~ 20%, doanh số thẻ ~60%... Đặc biệt mảng hoạt động liên quan đến thanh toán ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank ln ở vị trí dẫn dầu và có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt ( trong năm 2010 doanh số thanh toán XNK tăng 22,9% , lợi nhuận từ mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh tới 168,8% so với 2009 )

Lợi thế về quy mơ: có thể thấy Vietcombank với vốn điều lệ đăng ký 12.100.860.260.000 VNĐ là một trong những ngân hàng có quy mơ lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Năm 2010. giá trị tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB đứng thứ ba trong hệ thống ngân thương mại nhà nước là Agribank và BIDV và lớn gấp nhiều lần hai ngân hàng đang niêm yết là ACB và STB.

Thế mạnh của Vietcombank còn đến từ việc huy động được nguồn vốn rẻ khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm từ 47% - 55% tổng huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó Vietcombank là đối tác cung cấp sản phẩm ngoại tệ cho các tập đoàn, tổng cơng ty lớn nhà nước như tập đồn dầu khí, tổng cơng ty hàng

khơng, tổng cơng ty xăng dầu .... Đồng thời được chỉ định là đầu mối chuyên đổi ngoại tệ cho các khoản giải ngân vốn ODA của chính phủ Nhật Bản cũng như các dự án lớn được chính phủ bảo lãnh như dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Nam Côn Sơn...

Tiềm năng to lớn từ giá trị tài sản đang nắm giữ : Hiện tại Vietcombank đang đầu tư vào hơn 30 đơn vị với tổng mức đầu tư 3151,8 tỷ đồng ( chiếm 26% vốn điều lệ ). Trong đó góp vốn mua cổ phần là 1971 tỷ đồng, góp vốn liên doanh là 1180 tỷ đồng. Hầu hết đây là khoản đầu tư dài hạn được mua với giá gốc hoặc giá ưu đãi. Tổng giá trị đầu tư ghi nhận cho tới cuối quý 1 là 2997 tỷ đồng.

2.2.1.3 Điều kiện về Công nghệ

Với gần 20tr USD đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng 200 cán bộ IT quản lý các đề án công nghệ hiện đại, VCB luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trị cốt lõi trong q trình chuyển đổi mơ thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại.Cùng với các dịch vụ khác, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking ( VCB-iBanking ), SMS banking ( VCB SMS-banking ) và thanh tốn hóa đơn tự động ( billing payment ) đã và đang đem lai cho khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một Vietcombank năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại.Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB- iBanking với chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, Vietcombank gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các giao dịch chuyển khoản, thanh tốn các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại/internet, tiền vé máy bay....Chính việc gia tăng tiện ích đã giúp số lượng khách hàng sử dụng internet banking của Vietcombank tăng rất đáng kể.Nếu vào tháng 5/2007 chỉ có 42.000 khách hàng thì tới cuối năm 2010, con số đó là 100.000 người,.Dịch vụ VCB-Banking của Vietcombank cũng được đón nhận rất tích cực từ phía khách hàng.Chính thức đưa vào hoạt động tháng 11/2006, sau 06 tháng triển khai,Vietcombank đã có hơn 16.000 khách hàng và tới cuối năm 2007 là 78.000 khách hàng.Tổng đài SMS banking 8170 của Vietcombank đã trở

nên quen thuộc với nhiều khách hàng và trong năm 2008, dịch vụ nhắn tin chủ động khi có sự thay đổi số dư tài khoản sẽ được tiếp tục triển khai.

Dịch vụ thanh tốn hóa đơn tự động ( billing payment ) và dịch vụ trả nhận lương qua tài khoản ngân hàng là những ví dụ tiêu biểu khác của việc phát triển manh mẽ các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân.Hiên nay, Vietcombank đang cung cấp dịch vụ billing cho khách hàng tại hầu hết những mảng dịch vụ quan trọng như thanh tốn hóa đơn điện, nước, viễn thơng, bảo hiểm với đa số các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi trên thị trường.Ngồi việc thanh tốn dịch vụ VCB-iBanking, khách hàng cịn có thể thực hiện giao dịch tại hệ thống ATM của ngân hàng.Và mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khau dịch vụ VCB Securities – online một dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản đầu tư chứng khốn của họ tài Cơng ty chứng khoán.Dịch vụ này một mặt hỗ trợ các cơng ty chứng khốn và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về việc tách bạch trong quản lý tài khoản của nhà đầu tư mặt khác tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể linh hoạt trong sử dụng đồng vốn của mình thơng qua các tiện ích thanh tốn nổi trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank.

2.2.1.4 Điều kiện về Con người

Đội ngũ lao động tại VCB lên đến gần 10000 người với số nhân sự tuyển dụng mới trong năm 2010 là gần 1200 lao động. Các khóa đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh quản trị điều hành cũng như đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu thường xuyên được VCB chú trọng.Các chương trình đào tạo trong và ngồi nước về quan hệ khách hàng, nghiệp vụ chứng khoán, kiểm toán nội bộ, công nghệ, thẻ... thường xuyên được cập nhật và đổi mới theo yêu cầu thực tiễn.

2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh nước ngoài của Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

2.2.2.1 Các nội dung phát triển kinh doanh ở nước ngoài của NHTMCPNgoại thương Việt nam Ngoại thương Việt nam

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w