1.2.Nội dung phát triển hoạt động kinh doan hở nước ngoài của Ngân hàng thương mạ
1.2.3 Xác định chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doan hở thị trường nước ngoài :
nước ngồi :
Tuy trong bối cảnh khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng các NH trong nước lại đang đẩy mạnh đầu tư ra nước ngồi, đặc biệt là có xu hướng đầu tư vào các nước phát triển.
Những tháng gần đây, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các NH trong nước càng nhiều hơn. Điều đáng lưu ý theo Cục Đầu tư nước ngoài là bên cạnh những điểm đến lâu nay như Lào, Campuchia, Nga… các NH Việt Nam cũng hướng đến những thị trường khác phát triển hơn như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…
Từ năm 2008 trở lại đầu tư ra nước ngoài của NH Việt Nam ngày càng nhiều. Các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Nga, Malaysia, Angieria… vẫn là điểm đến đầu tư thu hút các NH trong nước. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống : huy động vốn, thanh toán,.. ở các quốc gia này, gần đây các NH Việt Nam tập trung đến các dịch vụ giành cho du học sinh, mở rộng các hình thức gửi tiền, đa dạng hóa dịch vụ đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang sống và hoạt động tại nước ngoài hoặc mở rộng ra các khách hàng là dân của nước sở tại.
Trong khi đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức cơng bố sự hiện diện thương mại đầu tư của mình với việc hình thành các pháp nhân mới tại xứ sở chùa Tháp ( Campuchia ).
Thông qua việc thành lập Công ty Đầu tư và phát triển Campuchia (IDCC), BIDV cho biết sau khi mua lại Ngân hàng đầu tư Thịnh vượng Campuchia, ngân hàng mới sẽ được tái cấu trúc và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Campuchia trong tương lai. Hơn nữa, Công ty cổ phần Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI), được IDCC thành lập cùng một cá thể Campuchia, cũng nỗ lực phấn đấu sau 5 năm xây dựng sẽ trở thành công ty bảo hiểm uy tín, lớn trên thị trường bảo hiểm Campuchia.
Theo các doanh nghiệp Việt Nam, việc BIDV hình thành những pháp nhân về ngân hàng và bảo hiểm giúp họ yên tâm hơn khi đầu tư sang Campuchia.
Cho đến nay, Lào vẫn là điểm đến nhiều nhất của các nhà đầu tư Việt Nam. cơ hội đầu tư tại Lào cịn rất nhiều, vì Lào là nước đang phát triển, rất phù hợp với các NH trong nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Cục Đầu tư nước ngoài, số lượng dự án và quy mơ vốn đầu tư ra nước ngồi của các NH Việt Nam cịn nhỏ do tiềm lực tài chính hạn chế. Thêm vào đó, các NH cũng mới chỉ bước qua giai đoạn thăm dò, nên hiệu quả hoạt động cịn thấp; cơng tác dự báo thị trường thế giới cũng chưa tốt để giúp NH định hướng phát triển...
Với những hành động và biện pháp này từ phía Chính phủ, các nhà đầu tư tin rằng việc đầu tư ra nước ngoài sẽ tăng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Sản phẩm dịch vụ của NH là yếu tố quyết định đến tên tuổi và dấu ấn của các thương hiệu hàng hoá sản phẩm cần phải được tồn tại và chiếm một vị trí trong tiềm thức người tiêu dùng. Để được người tiêu dùng chấp nhận, trước hết sản phẩm phải đem lại cho đối tượng người tiêu dùng cảm giác là “thật” và “đáng tin cậy”. Người nào hiểu rõ nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng của mình và có những sản phẩm hàng hố, dịch vụ phù hợp tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra được sự tin cậy từ phía khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của NH. Ngân hàng càn phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương hiệu bằng cách khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.
Một trong những tác động trực tiếp của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các NHTM trong nước đó chính là quan niệm về dịch vụ ngân hàng. Theo quy định của Luật các TCTD 1997 (sửa đổi 2004), hoạt động ngân hàng được hiểu là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Trong khi đó, các cam kết quốc tế về những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bao gồm:
a) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ cơng chúng;
b) Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại;
c) Th mua tài chính;
d) Mọi dịch vụ thanh tốn và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;
e) Bảo lãnh cam kết;
f) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây:
- Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); - Ngoại hối;
- Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sảm phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;
- Vàng nén.
h) Môi giới tiền tệ;
i) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác;
j) Các dịch vụ thanh tốn bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khốn, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác;
k) Cung cấp và chuyển giao thơng tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác
l) Các dịch vụ tư vấn, trung gian mơi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ (a) đến (k), kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các NHTMVN muốn giữ được vị trí và mở rộng phạm vi kinh doanh thì cần phái đa dạng hóa dịch vụ. để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường mới có hai hình thức cơ bản đa dạng hóa kinh doanh các dịch vụ có mối quan hệ với nhau ( về kỹ thuật cơng nghệ hoặc tiện ích ) và đa dạng hóa kinh doanh các dịch vụ trọn gói. Song cho dù dưới hình thức nào cũng nhằm mục đích tăng doanh số cung cấp dịch vụ với mức cao nhất, tăng thị phần, tăng uy tín của NHTM VN trên thị trường nước ngoài. Đây là một phương thức mà các NHTM cũng hay sử dụng nhất đặc biệt là sau khi nghị định 57/TM ra đời ( được phép xuất nhập khẩu mọi loại hàng hóa, dịch vụ trừ hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cấm ) thì các NHTM sử dụng hình thức đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh để tận dụng nguồn lực giảm được chi phí, tăng doanh thu tạo mối quan hệ trên thị trường quốc tế và củng cố bù đắp thêm cho các dịch vụ chính của NHTM.