Lựa chọn thị trường và lựa chọn khách hàng

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 62)

Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment, …đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có 2 cơng ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Ban đầu khi chưa hoạt động tại thị trường nước ngồi các NHTM VN nói chung và Vietcombank nói riêng thường hướng tới các thị trường lân cận, chung 1 khối kinh tế, các nước láng giềng nhằm tận dụng được lợi thế cận biên, dễ dàng nắm bắt hơn về nhu cầu và mơ hình kinh doanh. Thị trường ASEAN là thị trường mà các NHTM VN luôn hướng tới đầu tiền. Hai thị trường đặc biệt được chú trọng và hướng đến của đại đa số các NHTM VN là thị trường Lào và Capuchia, VCB không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Lào, nguồn thu nhập chính của nước này là từ khai thác đồng, vàng, thủy năng và du lịch. Phần lớn người dân sống bằng nghề nơng.Chính vì thế nếu muốn phát triển ở thị trường Lào, VCB cần

chú trọng vào các sản phẩm dịch vụ phù hợp đối với người nơng dân, có thể gửi tiết kiệm bằng vàng, có những chương trình dự thưởng, tiết kiệm bậc thang đánh đúng tâm lý của người nơng dân.

Bên cạnh đó, trong khu vực ASEAN, Singapore là một đất nước có nền kinh tế phát triển, một đất nước khơng có nguồn tài ngun thiên nhiên đáng kể nào khác

ngồi cảng biển sâu, nhưng bù lại Singapore có vị trí địa lý thuận lợi, mang tính chiến lược. Với cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài vào Singapore. Vào những năm gần đây tuy trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ, nhưng Singapore với mọi tiềm lức sẵn có của mình đã hạn chế một cách tối đa và hữu hiệu mọi ảnh hưởng tiêu cực tối đa với nền kinh tế của mình.Các ngành

kỹ thuật cao được ưu tiên đặc biệt của Chính phủ. Với các ưu thế về mặt địa lý và xã hội, nên các ngành dịch vụ cũng được quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các dịch vụ ngân hàng tài chính là một trong số đó, vì vậy các ngành này đang phát triển mạnh cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất hàng hóa.

Trong khu vực Châu Á khơng thể bỏ qua thị trường Hồng Kông, một thị trường hấp dẫn đối với xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm dịch vụ của Việt Nam do những thủ tục “ thơng tiền, thống hậu “. Thị trường Hồng Kông không quá khắt khe với chất lượng sản phẩm. Hồng Kơng khơng có cơ chế quản lý ngoại hối, vì vậy doanh nghiệp hay NH VN khơng phải báo cáo hay xin phép khi giao dịch quốc tế. Tiền vốn và lợi nhuận được tự do đưa ra vào Hồng Kông mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào.Hồng Kơng là một thị trường chuyển khẩu lớn, có lượng hàng tái xuất lớn nhất trên thế giới ( Lượng hàng tái xuất chiếm trên 87,4% tổng kim ngạch XNK của Hồng Kơng ). Vì vậy đây là thị trường “ béo bở “ cho giới kinh doanh đến đây để tạo một bàn đạp thâm nhập vào thị trường khác như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Trung cận Đông, châu Mỹ, châu Âu… Chính vì vậy nếu mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Hồng Kơng về dịch vụ XNK sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 62)