Triên khai các hoạt động Marketing ở từng nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64 - 68)

i. Đối với việc lần đẩu mở rộng phạm vi kinh doanh ở nước ngoài

Để phát triển kinh doanh ở thị trường Hồng Kông, chú trọng tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu vì thị trường Hồng Kơng là một thị trường chuyển khẩu lớn,

có lượng hàng tái xuất lớn nhất trên thế giới ( Lượng hàng tái xuất chiếm trên 87,4% tổng kim ngạch XNK của Hồng Kông. Khi đưa sản phẩm dịch vụ sang thị

trường này cần phải xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ mà Vietcombank hiện có đến đơng đảo khách hàng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cân, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của Vietcombank. Mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp khơng phân biệt quy mô, thành phần kinh tế. Khi mới hình thành nên đặc biệt chú trọng đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Viêt Nam hiện đang sống và hoạt động kinh doanh tai nước ngồi. Đó sẽ là những khách hàng tiềm năng và dễ tiếp cận nhất.Từ đó cần giữ vững quan hệ và đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị mọi khách hàng khác là những người dân và doanh nghiệp tại nơi đặt chi nhánh, văn phòng đai diện ở nước sở tại.

- Thứ nhất: Vietcombank cần xem xét lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực của mình và chiến lược thị trường, tập trung vào thị trường tài chính, tiền gửi và tín dụng.

Việc xem xét này để đảm bảo tính xác thực của các mục tiêu phát triển và giúp cho việc thực hiện đạt hiệu quả cao.Sau khi xem xét tính đúng đắn của kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh, Vietcombank bắt đầu thực hiện phân phối nguồn lực.

- Thứ hai: Phân phối nguồn lực hợp lý là cơ sở để thực hiện mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Có 4 loại nguồn lực chính: + Nguồn lực tài chính

+ Nguồn lực vật chất và tiềm lực vơ hình + Nguồn lực kỹ thuật và cơng nghệ + Nguồn lực nhân lực

Mỗi nguồn lực đều có đặc điểm và cơng dụng khác nhau trong quá trình thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của Vietcombank. Tùy từng mục

tiêu, tùy từng giai đoạn mà có sự phân bố nguồn lực khác nhau sao cho việc phân phối nguồn lực phải chủ động kịp thời, đáp ứng được việc khai thác thực hiện thời cơ xuất hiện bất ngờ, phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ và có thể điều chỉnh được khi cần thiết.

-Thứ ba: Sử dụng các chính sách, cơng cụ để triển khai thực hiện.Để thực hiện được các mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh, Vietcombank cần sử dụng các chính sách, cơng cụ để thực hiện, thơng thường sử dụng 4 cơng cụ đó là : Cơng cụ sản phẩm dịch vụ, giá, phân phối và xúc tiến. Trong suốt thời gian thực hiện mục tiêu Vietcombank có thể sử dụng một cơng cụ hoặc kết hợp các cơng cụ trên để đảm bảo tính năng hiệu quả của mục tiêu. Tùy từng thời điểm điều kiện cụ thể mà Vietcombank sử dụng như thế nào cho phù hợp:

+ Huy động nguồn lực của Vietcombank: nguồn vốn và nguồn nhân lực

Huy động vốn: để thực hiện được kế hoạch phát triển kinh doanh của Vietcombank thì nguồn lực đầu tiên cần phải sử dụng đó là vốn. Vốn được huy động bằng nhiều nguồn khác nhau: Được tích lũy thơng qua các kỳ kinh doanh có lãi, vốn được hỗ trợ ủng hộ của Nhà nước, vốn vay, vốn khi chiếm dụng… Vietcombank phải huy động đủ vốn (tài chính) điều đó mới đảm bảo được sự thành công.

Đảm bảo nguồn nhân lực: thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải đủ về nguồn lực (cả về số lượng và chất lượng). Nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của kế hoạch từ việc lập cho đến việc thực hiện kế hoạch. Nhân lực phải đảm bảo chất lượng tức là đủ kiến thức kinh nghiệm và được sắp xếp một cách hợp lý trong cơ cấu lao động của hệ thống Vietcombank. Về cơ sở vật chất cũng phải đầy đủ đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện kinh doanh như là các thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc…

+ Sử dụng các công cụ marketing:

Dịch vụ của NHTM chính là yếu tố cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, Vietcombank có thể sử dụng các chính sách về cung ứng dịch vụ để đạt mục tiêu phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu.Các chính sách như:

6 Chính sách về chất lượng dịch vụ ( phát triển dịch vụ ) 7 Chính sách về tiện ích gia tăng cua dịch vụ

8 Dịch vụ truyền thống nhưng lần đầu tiên đưa đến thị trường mới

ii. Đối với việc mở rộng phạm vi kinh doanh khi đã và đang hoạt động và phát triển tại thị trường nước ngồi

Để giữ được vị trí và mn mở rộng thêm phạm vi kinh doanh, Vietcombank cần phải tìm hiểu các điều kiện và yêu cầu khi thâm nhập vào các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường lớn mạnh về tiềm lực như Hoa Kỳ và EU. Đối với các thị trường này cần phải tìm hiểu thật kỹ về các chính sách thương mại, phong tục tập quán kinh doanh, sử dụng tư vấn…. khi dịch vụ truyền thống đã vào giai đoạn bão hòa đối với các thị trường này các NHTM VN phải sử dụng chính sách mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phải tạo ra dịch vụ mới

9 Dịch vụ được cải tiến về tính năng, hiệu quả sử dụng 10 Dịch vụ được thiết kế hoàn toàn mới

Bên cạnh đó sử dụng các chính sách:

- Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường.Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không co cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả :

- Tổ chức nghiên cứu khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.Việc nghiên cứu địi hỏi phải có các báo cáo so sánh sản phẩm, giá cả ( lãi suât ), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng...của Vietcombank với các ngân hàng cùng địa bàn.Trên cơ sở tổng hợp báo cáo sẽ phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiên, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn.

- Phải tạo được lòng tin cao độ đối với doanh nghiệp : Lịng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong, đó là : số lượng, chất lượng của sản pẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi...và hình ảnh bên trong của ngân hàng, đó là địa điểm, biểu tượng của Vietcombank.

- Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng nhất là có rất nhiều ngân hàng của nước ngoài và ngân hàng của nước sở tại.Mỗi một ngân hàng phải tạo ra những đặc điểm – hình ảnh riêng biệt với các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn phải

phải thống nhất và đúng quy định về các chính sách, hình ảnh chung của ngân hàng. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của VCB cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo, giao tiếp...

- Đổi mới phong cách giao dịch : đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh là yêu cấu cấp bách đối với tồn thể cán bộ cơng nhân viên của VCB, bởi mỗi một nước nhu cầu của khách hàng khác nhau, mỗi nơi có 1 nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy khơng thể áp dụng phong cách của Việt nam cho các nước ASEAN, không thể áp dụng phong cách Châu Á cho người Châu Âu,...

- Chính sách khách hàng

Xây dựng một chính sách khách hàng cần bao gồm cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ ( phí dịch vụ chuyển tiền, phí mua bán ngoại tê, lãi suất tiền vay...) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn của các NHTM khác.

Trên cơ sở phân khúc thị trường , khách hàng mục tiêu, chính sách khách hàng có thể được phân đoạn như sau :

- Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi nhưng khi các NH tiếp thị và quan hệ được thì đây sẽ là những khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng được phục vụ theo chính sách khách hàng chiến lược.

- Khách hàng hiện hữu được chia làm 3 loại : (i) Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng được hưởng chính sách khách hàng VIP ( khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất ; (ii) Khách hàng có số dư tiền gửi trung bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho ngân hàng sẽ được phục vụ theo chính sách khách hàng ưu đãi về lãi suất tiền gửi và có thể kèm theo cả lãi suất vay ( nếu cần thiết ), giảm phí dịch vụ chuyển tiền...(iii) Khách hàng đang có dấu hiệu tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh khơng phát triển, ngân hàng bỏ qua khơng chăm sóc.

- Đã và đang tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hóa cơng nghệ ngân

hàng một cách đồng bộ.

Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các hoạt động

dịch vụ, tăng cường quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu qua vốn đầu tư.

Tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để được cung cấp hoặc mua bản quyền công nghệ cho phép ứng dụng các cơng nghệ hiện đại có nhiều tiện ích trong lĩnh vực thanh tốn, nhận và chuyển tiền...

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64 - 68)