Quản lý sự chuyển đổi ngành nghề cho người dân

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 28)

Chuyển đổi ngành nghề là xu thế chung của các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là giải pháp cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và cải thiện thu nhập cho họ.

Trong nhiều năm nữa, việc chuyển đổi ngành nghề của người lao động nông thôn - thành thị vẫn tiếp tục gia tăng do tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh hơn và các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển, tiến dần tới các khu vực kém lợi thế hơn.

Trong tương lai khu vực nông thôn sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp và sản phẩm sẽ phong phú hơn do nhu cầu thị trường ngày càng cao. Theo đó các thị trường vốn tín dụng, thị trường đất đai và thị trường lao động nông thôn cũng sẽ sôi động hơn. Số hộ thuần nông sẽ giảm đi, thay vào đó là các dạng kiêm nghề, hoặc chuyển hẳn sang các ngành phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, số lao động làm công ăn lương tăng mạnh. Tuy nhiên mức thu nhập, mức tiền công, tiền lương trong khu vực nông thôn vẫn có chiều hướng thấp hơn khu vực thành thị. Đô thị hóa được đẩy nhanh thì quỹ đất canh tác bị thu hẹp lại, nhiều lao động bị mất đất hoặc thiếu đất sẽ phải chuyển hướng tìm việc làm mới hoặc chuyển nghề. Khi đó vấn đề thất nghiệp và vấn đề xã hội có khả năng gia tăng nếu không có giải pháp thực hiện tốt ngay từ đầu. Vì vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay luôn tiềm ẩn những sự thay đổi, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo phải làm thế nào để nhận diện và lường trước được sự thay đổi ngành nghề trong khu vực nông nghiệp và nông thôn; làm thế nào để quản lý sự chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân nhằm tạo điều kiện cho người nông dân có hướng chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Quản lý sự thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề cho người dân là việc đòi hỏi các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần phải hoạch định những vấn đề mới trong nông nghiệp nông thôn, nhu cầu của thị trường lao động nông thôn, nhu cầu của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ đấy đưa ra các giải pháp phù hợp giúp cho người lao động chuyển đổi ngành nghề thành công,

đảm bảo thu nhập ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Hiện nay nước ta đang từng bước xây dựng hệ thống thông tin về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tương lai một cách thống nhất, đầy đủ. Nhà nước thành lập một cơ quan quốc gia có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng trong việc thu nhập và xử lý, phổ biến các thông tin về thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực. Đồng thời để hạn chế những rủi ro trong quá trình chuyển đổi, nhất thiết phải thực hiện quản lý sự chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân có ý nghĩa là phải thực hiện cả 3 quá trình sau:

+ Phải thích ứng với sự chuyển đổi nghề;

+ Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện của địa phương;

+ Phải tác động một cách tích cực đến sự chuyển đổi đó

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)