Chính sách về tài lực

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 75 - 76)

Các chính sách này trong khoảng 10 năm trở lại đây đã tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay kể cả cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng có uy tín (đã từng

sản… đã giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất dễ dàng hơn đề đầu tư vào phát triển và mở mang các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp. Đó là những chính sách có tác động khá cụ thể và tích cực cho cả sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn.

Các chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình cho vay theo mục tiêu khác đã giúp nông dân nghèo có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, tạo thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tín dụng ưu đãi qua Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm vào cho vay đầu tư theo các dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ theo hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trong tổng số vốn vay qua Quỹ hỗ trợ phát triển, một khối lượng tín dụng đáng kể đã được dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Việc chú trọng đầu tư cho khu vực nông thôn từ các quỹ nói trên đã góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy chuyển dịch lao động trong cả nội bộ ngành nông nghiệp và từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. Các chính sách tín dụng (kể cả tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi) có tác dụng về cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vì vậy thu hút thêm lao động vào các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản.

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)