Phát triển các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 85)

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay nước ta có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có trên 300 làng nghề truyền thống chuyên sản xuất ra những sản phẩm mang đậm nét văn hoá của các dân tộc, địa phương, làm nên nét riêng biệt, độc đáo của đất nước Việt Nam như: Gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu; tranh Đông hồ, Hàng Trống; chiếu cói Nga Sơn; Lụa Hà Đông, Tân Châu; chạm đồng Đồng Xâm, Đại Bái; Đúc đồng Ngũ Xã, nón Huế, Giấy gió làng Bưởi (Hà Nội), mây tre đan Chương Mỹ (Hà Tây cũ)…, Trong khi đó, rất nhiều sản phẩm của các nghề, làng nghề mới đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước như tranh thêu XQ, thảm từ bèo lục bình, hoa giấy, đồ lưu niệm từ thổ cẩm…

Để phát huy hơn nữa giá trị tiềm năng của các làng nghề thủ công truyền thống kể trên chúng ta cần phải có những giải pháp sau:

- Với những làng có nhiều nghề, nhiều sản phẩm thì cần lựa chọn ra ít nhất một nghề có sản phẩm mang nét đặc trưng nhất về địa lý, phong tục, văn hoá, truyền thống… của địa phương, có thị trường tiêu thụ lớn, để lập kế hoạch phát triển dài hạn, tập trung nguồn lực, có chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển sản phẩm theo hướng củng cố nâng cao kỹ năng truyền thống, đưa công nghệ mới vào các khâu sản xuất, đồng thời làm rõ nét văn hoá truyền thống của địa phương trong sản phẩm, qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác; cùng với đó là việc thành lập hiệp hội ngành nghề; xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, tiếp thị, bán hang, biến sản phẩm đó thành sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng của địa phương, phát triển bền vững…

- Đối với các địa phương có nghề truyền thống đã đang hoặc sẽ có nguy cơ bị mai một, cần nhanh chóng có kế hoạch bảo tồn, lưu giữ những nét văn hoá truyền thống tồn tại trong sản phẩm.

trong vùng, chú trọng khai thác lợi thế so sánh của địa phương, phát triển các nghề dịch vụ nhằm tạo ra nhiều công ăn, việc làm và giải quyết vấn đề lao động dôi dư tại địa phương. Khi xây dựng các dự án này cần đặc biệt chú trọng đến phương pháp xây dựng dự án có sự tham gia của người dân để có thể phát huy được tối đa thế mạnh, hoặc lợi thế so sánh của địa phương làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề sau này…

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các nhà hỗ trợ để cải tiến mẫu mã, cung cấp vốn, thông tin thị trường; đào tạo nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của các chủ cơ sở sản xuất, tay nghề thợ thủ công, truyền nghề…

Trên cơ sở đó thu hút nhiều hơn nữa số hộ, số lao động tham gia làm nghề, nâng cao thu nhập của người dân. Làng được công nhận là làng nghề thì nghề đó phải trở thành nguồn thu nhập chủ lực của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)