Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 63 - 65)

* Bất cập về đầu tư vốn và doanh nghiệp nông thôn

Mức đầu tư quá thấp, sự phát triển ỳ ạch của doanh nghiệp nông nghiệp và phương thức canh tác lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ là những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống của người dân khó khăn và khu vực nông nghiệp - nông thôn tiếp tục phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.

Trên 90% số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với quy mô lao động bình quân 10- 200 lao động/doanh nghiệp; khối doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn có quy mô huy động vốn đạt gần 30 tỷ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, tương đương khoảng ¼ tổng lao động cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 2%/năm so với mức 20 - 25%/năm của bình quân chung cả nước.

Hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa là thiếu cơ hội đầu tư, kinh doanh; môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi hầu như không có hoặc nếu có cũng khó triển khai áp dụng. TS. Đặng Kim Sơn đánh giá, hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn phát triển tương đối chậm, vốn đầu tư ít. Nguyên nhân là do hạ tầng ở nông thôn kém, điểm xuất phát thấp, các dịch vụ đều khó khăn khiến doanh nghiệp ngại đầu tư.

Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn đều hoạt động rất “cò con”. Hơn phân nửa số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng,

* Bất cập về đào tạo nghề, dạy nghề và hướng nghiệp cho nông dân:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ phục vụ dạy nghề còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học nghề. Không những thế, trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình dự án, đối tượng tham gia học nghề không được thụ hưởng trực tiếp kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng như một số dự án khác

Trình độ của bà con nông dân còn hạn chế, thời gian đào tạo thường đan xen thời vụ gieo trồng hoặc thu hoạch nên việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo thường bị gián đoạn không liên tục cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề. Hơn nữa cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Những nghề doanh nghiệp cần lao động thì cơ sở dạy nghề không có năng lực đào tạo, hoặc nhiều cơ sở đào tạo cùng dạy một nghề trên một địa bàn.

Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn vẫn mang tính tự phát ở từng địa phương, sử dụng những công nghệ, thiết bị lạc hậu. Trên 80% các cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn đều sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất…

Sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong mở mang, truyền nghề, cấy nghề, cung cấp thông tin thi trường, tiêu thụ sản phẩm chưa rộng rãi và chặt chẽ.

* Bất cập về việc việc cơ cấu độ tuổi khi chuyển đổi ngành nghề ở

nông thôn hiện nay

Một trong những nguyên nhân khiến những người nông dân nói chung và những người nông dân ở độ tuổi trên 35 tuổi nói riêng không mặn mà lắm trong chuyện học nghề, là họ chưa quen với những việc cần phải suy nghĩ, học các kiến thức mới để điều khiển những thiết bị hiên đại… Làm nghề nông cơ cực, nhưng lại dễ, đó là suy nghĩ của rất nhiều người.

* Bất cập về tiền bồi thường đối với những nông dân bị mất đất.

Phần lớn số tiền đền bù được người dân sử dụng vào việc sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, việc học tập của con cháu. Tuy nhiên rất ít gia đình dành tiền đền bù cho việc học nghề của con cháu, cũng như số gia đình đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều.

chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nguyên nhân là do việc thu hồi đất kéo dài nhiều đợt dẫn đến việc tiền đền bù nhận được lẻ tẻ gây khó khăn cho việc đầu tư, ổn định phát triển sản xuất.

Vì vậy mà khi dân nhận tiền đã không ít gia đình nhận được hàng trăm triệu tiền bồi thường đất từ các dự án, nhưng chỉ được thời gian ngắn nguồn tiền ấy dần “đội nón ra đi” vì học không tìm còn được viêc làm thích hợp hoặc sử dụng đồng tiền đền bù không đúng chỗ… có khi còn nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.

* Bất cập về việc tạo công ăn việc làm của các chủ đầu tư.

Hầu hết khi các chủ đầu tư mua đất của nông dân đều hứa sẽ tạo điều kiện làm việc cho con em nông dân. Nhưng khi đi tuyển dụng một số nhà doanh nghiệp lại không nhận hoặc trả lương thấp với lý do không có tay nghề. Mà trên thực tế họ chỉ nhận những người còn trẻ dưới 35 tuổi mà những người nông dân còn ở lại thì lại trên 35 tuổi chiếm đại bộ phận. Do vậy nông dân đất mất, không có việc làm người nông dân lại càng nghèo hơn.

* Bất cập về việc xuất khẩu lao động.

Đối với những người đi xuất khẩu lao động thì do xuất phát từ nông thôn nên không có tay nghề. Thường bị trả lại hoặc phải đào tạo lại từ đầu, do vậy mà không ít người phải đợi chờ hàng năm trời để được đi, vả lại số tiền đóng để được đi thì lại quá lớn khiến cho một số người lao đao vì tiền đã đóng mà đi thì không đi được do không có sự thống nhất giữa trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu và bên nhận lao động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)