Thực hiện sự chuyển đổi ngành nghề theo hướng CNH, HĐH và ĐTH

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 52)

Với định hướng phát triển tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, trong khi tới thời điểm này, vẫn có tới 73% người dân là nông dân và 50% lao động nông nghiệp. Đây là bất hợp lý cần sớm xoá bỏ và thực tế hiện nay đã chỉ ra cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa phù hợp, chưa bổ sung kịp các ngành nghề mới theo yêu cầu của thị trường lao động, thậm chí có chương trình, giáo trình dạy nghề đã lạc hậu.

Từ năm 1993 trở lại đây, sau khi Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn được ban hành, cả nước đã đẩy mạnh khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống; phát triển nghề, làng nghề mới. Tuy nhiên hiện nay, tốc độ phát triển ngành nghề tương đối cao, nhưng chủ yếu là loại hình kinh tế hộ chiếm tới 97% với qui mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, hạn chế khả năng phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn trong những năm tới là tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Năm 2010 tỷ lệ này đạt khoảng 70%. Dự kiến, hàng năm thu hút 400-500 ngàn lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, góp phần tăng thu nhập ở khu vực nông thôn, hạn chế khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu từ tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đến 2010 đạt 1 - 1,5 tỷ USD. Các địa phương sẽ chú trọng phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế như chế biến nông sản, chế biến gỗ và lâm sản, tiểu thủ công. Khoảng 1.000 làng nghề truyền thống hiện có sẽ được khôi phục và phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông

trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề nông thôn. Nhà nước cũng sẽ có chính sách ưu đãi nghệ nhân và đào tạo tay nghề, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để tạo lập, phát triển môi trường thể chế & phát triển làng nghề.

Những năm qua, dưới tác động của quy luật cung - cầu và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các địa phương ồ ạt phát triển các khu, cụm công nghiệp dẫn đến thị trường lao động nông thôn có nhiều chuyển biến đáng kể.

Kinh tế trang trại là một trong những mô hình làm ăn đạt hiệu quả cao. Nó vừa thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động gia đình. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, đầu năm 2003, cả nước có hơn 60 nghìn trang trại hoạt động, tăng hơn 4 nghìn so với 2000. Nét mới của phát triển trang trại trong hơn 2 năm qua là phát triển gắn liền với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu các loại hình trang trại đã có bước chuyển đổi tích cực, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây ngắn hạn, tăng nhanh trang trại trồng cây lâu năm, đồng thời phát triển chăn nuôi và thuỷ sản. Để mở rộng sản xuất, các chủ trang trại đang sử dụng trên 375 nghìn lao động các loại, trong đó 169 nghìn lao động gia đình và 206 nghìn lao động thuê ngoài. Lao động gia đình tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (45%), nhưng chủ yếu làm các công việc quản lý, điều hành và chuyên môn kỹ thuật, còn lao động thuê mướn, chủ yếu lao động thủ công làm công việc giản đơn theo thời vụ. Do yêu cầu của sản xuất hàng hoá, quy mô lớn, chất lượng cao nên lao động trong các trang trại vừa tăng nhanh về số lượng, vừa chuyển dịch theo hướng phát triển kỹ thuật và chuyên môn. Nhờ vậy, hiệu quả xã hội ngày càng rõ nét. Số chỗ làm mới do trang trại tạo ra tương đương với tổng số lao động ỏ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay ( 40 vạn người) mà chưa cần sự đầu tư của Nhà nước.

số lượng công ăn việc làm không nhỏ ở nông thôn. Cũng theo Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có hơn 2 nghìn làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề thủ công chính: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ đá... Các làng nghề đã thu hút 27% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề, 13% số hộ chuyên sản xuất, kinh doanh ngành nghề. Phát triển đa dạng các ngành nghề đã giải quyết việc làm, tạo mức thu nhập cao và ổn định cho hàng triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Nhiều làng nghề như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Phù (Hà Tây), Đồng Sâm (Thái Bình)… đã thu hút hơn 60% lao động tại chỗ, tạo ra giá trị kinh tế chiếm 70% của địa phương, và có vai trò quan trọng với ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài 2 mô hình trên, chúng ta cũng không thể không nhắc tới hiệu quả kinh tế được tạo ra từ các dự án tạo việc làm mới cấp quốc gia và quốc tế. Đó là Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và các chương trình 135, 327, trồng mới 5 triệu ha rừng, kiên cố hoá kênh mương, tạo việc làm mới trong nông nghiệp, vừa chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ sản xuất hàng hoá cho lao động nông thôn. Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn là một ví dụ. Sau 3 năm thực hiện (1999-2002), với việc đầu tư 2 nghìn tỷ đồng xây dựng 8 nghìn công trình kết cấu hạ tầng, giao thông đi lại, Chương trình này đã tạo việc làm mới cho hàng trăm nghìn lao động ở các xã đặc biệt khó khăn, góp phần tích cực giúp họ chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống...

Cùng với tạo việc làm mới, thị trường lao động nông thôn trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đa dạng hoá thành phần kinh tế. Mặc dù đã có những chuyển biến khá rõ nét về cơ cấu hộ trong thời gian qua nhưng trên phạm vi cả nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm và có sự chênh lệch giữa các vùng.

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên 5%, các tỉnh Tây Bắc mới có 2,8%, Tây Nguyên 1,6%...Điều này đòi hỏi địa phương và Trung ương cần có thêm hỗ trợ cả về chuyên môn và kinh phí cho các hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, góp phần tích cực vào phong trào “Xoá đói giảm nghèo” ở nông thôn hiện nay...

Mấy năm gần đây, Cục Chế biến nông- lâm sản và Nghề muối đã tiến hành một số dự án để thu thập kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp tốt nhất cho vấn đề cấy nghề, truyền nghề. Một trong những cách làm có thể đem lại hiệu quả thiết thực là "xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng”. Các địa phương có nhu cầu phát triển nghề không chỉ đơn thuần trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên theo kiểu "mệnh lệnh" mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, và những người có tâm huyết với sự phát triển nghề phải tổ chức toạ đàm, phân tích thế mạnh, khó khăn của việc phát triển nghề trên chính địa phương mình. Trên cơ sở đó lấy ý kiến đóng góp của đa số nhân dân địa phương để hình thành kế hoạch, dự án và những bước đi cụ thể trong phát triển nghề. Để thực hiện chương trình có hiệu quả, huy động được tối đa nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương tiến hành một cách thận trọng, tiến hành từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, Chương trình chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn một từ năm 2005 đến năm 2010. Trong đó 3 năm đầu từ

2006 đến 2008 tập trung xây dựng các dự án làng trọng điểm, chỉ đạo thực hiện thí điểm. Hàng năm mỗi tỉnh chọn ra 2-4 làng điểm để chỉ đạo xây dựng dự án phát triển “Mỗi làng một nghề”. Trong đó có 1-2 dự án được chọn làm trọng điểm cấp quốc gia, được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương. Như vậy cả nước mỗi năm có khoảng 100 dự án “Mỗi làng một nghề" trọng điểm quốc gia và trên 100 dự án của các tỉnh.

rộng quy mô ngay tại các làng có dự án, tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm.

Giai đoạn hai từ năm 2010 đến năm 2015, tập trung nhân rộng các điển

hình, tiếp tục lựa chọn và xây dựng các dự án làng điểm, xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định các trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn của các xã điểm, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Ban Chỉ đạo Chương trình trung ương "Mỗi làng một nghề" sẽ nghiên cứu đề xuất nội dung và tiêu chí hỗ trợ cụ thể cho các dự vực như Nhật Bản, Thái Lan... rất thành công trong phát triển nghề thủ công thông qua phát động những phong trào tương tự. Hy vọng chương trình của Bộ đạt hiệu quả cao, đem lại diện mạo mới giàu mạnh cho nông thôn nước nhà.

2.2.2. Việc làm và đời sống của người dân sau khi chuyển đổi ngành nghề

Qua khảo sát ở một số địa phương:

* Trường hợp xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Hưng yên là địa phương giáp Hà Nội, có tuyến quốc lộ 5 chạy qua, là địa phương có tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp mạnh vào bậc nhất của cả nước. Đặc biệt là địa bàn xã Giai Phạm nơi có địa thế đẹp: có tuyến đường quốc lộ 5 trực tiếp chạy qua, gần với thành phố Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao cắt, người dân từ xưa đã có nhiều nghề phụ bên cạnh nghề nông,… đây là những lợi thế mà không phải ở đâu cũng có thể có được để tạo điều kiện thuận lợi cho Giai Phạm phát triển đa dạng các ngành nghề. Dựa trên các thế mạnh đó, từ những năm 2000 Giai Phạm đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác.

Giai Phạm trước thời kì chuyển đổi.

Xã Giai Phạm là một xã điển hình của huyện Yên Mỹ trong công tác chuyển đổi đất nông nghiệp. Thời kì trước chuyển đổi, Giai Phạm là một xã thuần nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp chiếm tới trên 70% trong cơ cấu kinh tế xã, còn lại là các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hoàn

chăn nuôi cũng đã phát triển. Người dân Giai Phạm chăm lo cho nông nghiệp như một nguồn thu chính, ngoài ra các ngành nghề phụ khác như: làm tương Bần. Trước năm 2000, toàn xã chưa có sự xuất hiện của bất cứ doanh nghiệp nào, đời sống của người dân nhìn chung ở mức khá thấp.

Trình độ dân trí: nhìn chung ở mức không cao, số học sinh đỗ đại học khá ít, trung bình chỉ có 2-3 học sinh/năm đỗ đại học, chưa có trường cao đẳng nào đóng trên địa bàn xã.

Cơ sở hạ tầng: Ở mức trung bình, UBND xã cũ thiếu thốn tiện nghi, các trường tiểu học và trung học cơ sở chưa có sự đầu tư về trang thiết bị, phòng ốc, quy mô còn nhỏ hẹp. Bậc mần non chưa có sự chuẩn hóa, hạn chế về số lượng.

Đời sống xã hội: Người dân sống cuộc sống bình dị, xóm làng gần gũi, ít thấy xuất hiện những tệ nạn xã hội.

Định hướng của lãnh đạo xã chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế chính là nông nghiệp, tăng năng suất lúa qua các vụ, chăn nuôi có hiệu quả.

Giai Phạm từ sau chuyển đổi.

Quá trình chuyển đổi chính thức được bắt đầu từ năm 2000 khi Giai Phạm nằm trong vùng qui hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên, thuộc khu công nghiệp Phố Nối A, các doanh nghiệp ồ ạt đổ về Giai Phạm: Thép Việt - Ý, INOX Hòa Bình, Ô tô Ngô Gia Tự…. Cũng từ đây, sự đổi thay đã bắt đầu.

Theo qui hoạch chung của tỉnh Hưng Yên thì xã Giai Phạm sẽ được phân chia để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu đến năm 2020: Cả xã sẽ được công nghiệp hóa và đô thị hóa hoàn toàn. Các cánh đồng thuộc thôn Yên Phú và Giai Phạm sẽ phát triển thành các nhà máy công nghiệp và trung tâm thương mại, cánh đồng thôn Lạc Cầu nằm trong diện quy hoạch để trở thành doanh nghiệp, trường đại học và khu đô thị mới. Toàn xã có diện tích đất nông nghiệp là 3213.2 ha tính đến 2009 đã cắt 1108ha vào chuyển đổi

nghiệp tiếp tục được chuyển đổi.

- Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp vẫn có tỷ trọng cao song đã có sự thay đổi rất lớn: Cơ cấu kinh tế Giai Phạm năm 2009 như sau: nông nghiệp chiếm 33.2%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 27.6%, dịch vụ và thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất 39.2%. Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu kinh tế như trên là khá hợp lý, thương mại chiếm tỷ trọng cao cho thấy nhu cầu và chất lượng cuộc sống của người dân là khá cao. Một số lượng lớn người dân không còn là nông dân do đất nông nghiệp của họ đã bị cắt để xây dựng các khu công nghiệp, họ chuyển qua làm dịch vụ, buôn bán, và làm công nhân. Nông nghiệp cũng ngày càng phát triển và chuyên môn hóa ở mức nhỏ, tức là người dân còn đất nông nghiệp thì tập trung quy hoạch trồng trên những cánh đồng khác nhau là những loại cây trồng khác nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ như trên cánh đồng thôn Lạc Cầu, là cánh đồng còn diện tích lớn nhất thì chuyên trồng lúa 2 vụ, loại lúa có năng suất và chất lượng cao nhất, các cánh đồng thuộc thôn Yên Phú chỉ còn những mảnh nhỏ thì được tập trung trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, cà chua, các loại rau…, chăn nuôi cũng mở rộng hơn, những hộ gia đình chăn nuôi thì thường theo quy mô khá lớn, nuôi hàng trăm con gia cầm, hàng chục con lợn, hàng chục con trâu. Do không có diện tích rộng vì đã chuyển đổi nên việc nuôi gia súc gia cầm với số lượng như trên có thể coi là khá lớn và so với trước đây thì đã lớn hơn rất nhiều.

Các cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều, các loại hình dịch vụ cũng trở lên ngày càng đa dạng: tạp hóa, ăn uống, thẩm mỹ, thời trang, café….

- Cơ sở hạ tầng: cũng đã thay đổi rất nhiều: Từ chỗ chỉ có những đường làng được bê tông hóa, giờ cả xã đã có đèn đường, các con đường mới được chuẩn bị xây dựng thêm để đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp ngày càng mở rộng, hệ thống trường học được đầu tư ngày càng nhiều, các lớp học

mới với 100% các trường đạt chuẩn quốc gia, UBND xã đã được chuyển đến khu vực mới, được xây mới và đầu tư nhiều về các phương tiện phục vụ hội họp…các nhà cao tầng được mọc lên ngày càng nhiều không chỉ phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi mà còn cho cả dịch vụ…, điện thoại di động đã trở thành thứ phổ biến, 80% người dân sử dụng điện thoại cố định hoặc di động.

- Văn hóa: trình độ dân trí ngày càng cao, tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục tăng lên trông thấy. Trên địa bàn xã hiện có một trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. 100% trẻ em được đi học đúng độ tuổi số trẻ em vào mầm non chiếm một tỷ lệ tương đối cao… ngoài ra, địa bàn xã còn thu hút được một lượng lớn trí thức về làm việc.

- Xã hội: Xã hội phát triển, dân số từ bên ngoài đổ về ngày càng tăng, kéo theo đó là hàng loạt các tệ nạn xã hội cũng bắt đầu xuất hiện và ngày

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 52)