Định hướng phát triển các dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 68)

3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Để phát triển phù hợp với nền nông nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH như sau:

Một là, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

Trước hết, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tính hàng hóa cao; chuyên canh để có nông sản hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản, bao gồm cả lâm sản và thuỷ hải sản, ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm. Phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng, dịch vụ nông thôn, tiến hành phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động thuần nông, tăng lao động trong những ngành phi nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành nghề, làng truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân…

Cho phép tích tụ ruộng đất, nhưng không làm bần cùng hóa một bộ phận nông dân. Việc tích tụ ruộng đất như một hình thức dồn điền đổi thửa nhằm tập trung đất trên một diện rộng giúp người nông dân dễ dàng canh tác, thuận tiện cho công tác chăm sóc, bón phân, tưới tiêu… Tích tụ ruộng đất phải đi đôi với phát triển ngành nghề, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn cho dân cư nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau ở những nơi có nhiều ruộng đất, khai phá đất hoang để trồng cây dài ngày, chăn nuôi gia súc...

Bốn là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, tăng nhanh trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.

Năm là, chú trọng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước.

Đây là vấn đề đóng vai trò quyết định đối với sản xuất và đời sống của nông ngư dân. Cả nước là một thị trường thống nhất, phát triển sản xuất tăng sức mua dân cư, củng cố hệ thống thương nghiệp nông thôn. Tạo ra một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mà ta có ưu thế và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được. Đẩy mạnh việc tìm thị trường mới, đa phương và đa dạng hóa quan hệ thương mại quốc tế, giảm sự tập trung vào một vài đối tác và việc mua bán qua thị trường trung gian nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu và tạo được thị trường ổn định. Xuất phát từ nhu cầu thị trường để tổ chức sự hợp tác liên kết từ sản xuất đến lưu thông chế biến tiêu thụ từng loại nông sản.

Sáu là, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

các hộ nông dân theo hướng chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới hoặc thành lập các hợp tác xã (HTX) kiểu làm dịch vụ kỹ thuật, bảo vệ thực vật, dịch vụ tài chính, tiêu thụ sản phẩm... Mọi hình thức kinh tế có lợi cho việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ở nông thôn đều được khuyến khích. Nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, các nông trường, lâm trường, kinh tế trang trại gắn với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban đầu thỏa đáng cho việc chuyển lao động và dân cư đến những nơi khó khăn nhưng giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng. Tạo đà phát triển nhanh cho những vùng này để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng.

Bảy là, giải quyết các vướng mắc về chính sách và thể chế để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội nông thôn phát triển mạnh mẽ, vững chắc, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tăng cường đoàn kết nông thôn.

Đề cao trách nhiệm và tính năng động sáng tạo của các địa phương và các ngành trong việc tạo thuận lợi cho các hộ nông dân, các thành phần kinh tế trong nông thôn và mọi lực lượng khác có nhu cầu và khả năng mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn theo đúng pháp luật.

3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất phi nông nghiệp và các loại hình sản xuất ở nông thôn xuất ở nông thôn

a. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký kinh doanh chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có

bảo hộ nên chưa đủ điều kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Vì vậy, để nhanh chóng phát triển và mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất để kinh doanh, khuyến khích đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở nông thôn, thân thiện với môi trường.

- Định hướng cho việc thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ, bảo đảm sự đồng bộ giữa sản xuất và dịch vụ, quy hoạch tổng thể và khoa học trong vấn đề sử dụng đất đai, vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất nông sản.

- Thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp làm vệ tinh cho các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn nhằm phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp;

- Ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo mạng lưới doanh nghiệp gắn bó với nhau trong địa phương, trong từng vùng và liên kết với các doanh nghiệp trong cả nước.

- Xây dựng các chương trình và giải pháp cụ thể khác như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận vốn, xúc tiến thương mại, các chương trình tư vấn…

- Cải cách thủ tục hành chính tạo sự thông thoáng, rõ ràng, minh bạch, bình đẳng, mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh hiệu quả.

b. Định hướng phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn có sản phẩm giá trị cao trên thị trường

Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và

Làng nghề truyền thống ở nước ta đã có từ rất lâu đời và đó có thể là thế mạnh của nước ta như nghề kim hoàn, thêu ren, dệt lụa, chạm khắc gỗ, khảm trải, sơn mài, chế biến nông sản, thực sản. Tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn …Vì vậy định phát triển các ngành nghề truyền thống bao gồm:

- Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung..

- Chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sang chế của nghệ nhân xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.

c. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như công nghiệp chế biến, sản xuất phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải…

định nhu cầu của thị trường, dịch vụ vốn và kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn cách thức sản xuất nông sản theo nhu cầu thị trường cho nông dân, chế biến, tiêu thụ nông sản.

- Từ trước đến nay, trong nghiên cứu lý luận và hoạch định chính sách, giải pháp giải quyết quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa nông nghiệp với dịch vụ mới chủ yếu xem xét quan hệ giữa các ngành trong cung ứng hiện vật, đầu vào, xử lý đầu ra cho nhau. Còn quan hệ trong di chuyển nguồn lực, lợi nhuận, liên kết trong sản xuất kinh doanh chưa được nghiên cứu và điều tiết thỏa đáng. Do đó, thời gian tới cần có những nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung chính sách, giải pháp nhằm tạo ra sự liên kết bền vững giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

- Khuyến khích việc hình thành các mô hình liên kết theo từng sản phẩm, ngành hàng cho từng vùng lãnh thổ. Tiến tới tạo được những mối quan hệ bền vững, cùng thụ hưởng lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro thông qua hợp đồng kinh tế giữa hộ nông dân và các cơ sở chế biến, dịch vụ, tiêu thụ nông sản.

- Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các hiệp hội theo ngành nghề, sản phẩm.

- Khẩn trương thực hiện yêu cầu xác định nguồn gốc sản phẩm đưa ra thị trường để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị đảm nhiệm các khâu trong chuỗi sản xuất và phân phối nông sản.

- Nâng cao năng lực giám sát của Nhà nước và hiệp hội trong việc cung ứng vật tư, sản phẩm cho thị trường. Kiên quyết hơn trong việc xử lý nạn buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vật tư cấm sử dụng, v.v…

3.1.3. Một số chính sách liên quan đến lao động, việc làm trong nông nghiệp nông thôn nông thôn

3.1.3.1. Chính sách về nhân lực

nông nghiệp để đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30% tổng lực lượng lao động theo tinh thần Nghị quyết 26. Như vậy chính sách định hướng lao động nông thôn phải cùng lúc đi theo các hướng chính như sau:

- Tạo ra một đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên môn hoá cao, có tay nghề giỏi, phát triển kinh tế trang trại sản xuất lớn nông nghiệp hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao.

- Chấp nhận tồn tại đội ngũ lao động nông nghiệp sản xuất nhỏ dưới hình thức tiểu nông, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển kinh tế hợp tác để hỗ trợ kinh tế hộ, xoá nghèo, phát triển nền nông nghiệp đa chức năng, vững bền.

- Hình thành một đội ngũ lao động phi nông nghiệp, ly nông bất ly hương, chuyển sang phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn liền với địa bàn nông thôn hoặc đô thị, khu công nghiệp phân tán về nông thôn.

- Xây dựng một đội ngũ lao động hiện đại tham gia vào thị trường lao động công nghiệp và đô thị, thị trường xuất khẩu lao động, từng bước di chuyển gia đình và lao động ra khỏi nông thôn, tái định cư theo phân bổ kinh tế tương lai.

Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động nói chung được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng (Khóa IX) “...dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010". Phương hướng chính sách này được thể hiện rộng rãi ở hàng loạt chính sách cụ thể trong những năm vừa qua.

phê duyệt đầu tiên vào năm 1994 và đã được chỉnh sửa vào các năm 2002, 2004 và 2006 với mục đích nhằm chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách, qui định trong lĩnh vực lao động, việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường và qua đó giúp cho bộ luật trở nên ngày càng phù hợp hơn với thực tế phát triển của thị trường lao động trong nước và các thông lệ quốc tế. Đi kèm với Bộ luật lao động, là hàng loạt nghị định hướng dẫn, đã tạo ra một nền tảng pháp lý toàn diện đối với thị trường lao động. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, mức lương, việc tuyển dụng và sa thải người lao động v.v.... Người lao động có đầy đủ các quyền cơ bản đối với việc làm, tự do di chuyển để tìm việc làm. Bản thân khái niệm việc làm, chỗ làm việc cũng được điều chỉnh bao gồm tất cả mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này đã tạo ra một thị trường năng động và linh hoạt hơn. Không chỉ người lao động mà người sử dụng lao động cũng được khuyến khích tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động. Người lao động có đầy đủ quyền sử dụng sức lao động của mình, người sử dụng lao động có toàn quyền quyết định trong việc tuyển dụng, tăng hoặc giảm số lao động làm việc cho mình tuỳ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đồng thời người sử dụng lao động cũng cần tuân thủ các quy định về mức lương tối thiểu, về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của lao động và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động v.v... Thông qua tất cả các quy định này, người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng có

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)