Những vấn đề đặt ra sau khi chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 65 - 68)

- Những vấn đề về kinh tế.

+ Đa số hộ nông dân thiếu vốn dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao, hay sang nghề mới. Song vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại chủ yếu

thấp hơn so với nhu cầu cần vay để đầu tư và thời hạn vay ngắn hạn. Nhiều hộ nông dân không đủ điều kiện và tài sản thế chấp để vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Thời gian xét duyệt để được vay vừa lâu, vừa rườm rà làm mất đi cơ hội kinh doanh của nông dân.

+ Hộ nông dân cũng chưa nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế có quan hệ với hộ.

+ Nông dân còn gặp khó khăn trong tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và phương pháp sản xuất mới.

- Những vấn đề xã hội.

+ Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của nông dân hiện nay mới đạt 65% so với số ngày cần làm việc trong năm của một lao động. Nông dân không có việc làm ổn định và thu nhập thấp. Vì thế tình trạng di chuyển ra thành thị kiếm việc làm, nhưng không có tổ chức, hướng dẫn, thiếu các điều kiện an sinh xã hội, gặp nhiều rủi ro khá phổ biến.

+ Một bộ phận nông dân trẻ không thiết tha với sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nhưng không được đào tạo nghề chuyên môn để chuyển sang các lĩnh vực kinh tế khác.

+ Chất lượng lao động nông thôn thấp. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chỉ đạt 11%. Hệ thống đào tạo nghề ở các tuyến huyện còn nhiều yếu kém, không đủ khả năng đào tạo nghề mới cho nông dân theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Người nông dân lại chưa quen với tác phong sản xuất công nghiệp, đòi hỏi kỷ luật lao động cao, hiểu biết về sản xuất hàng hóa kém.

- Những vấn đề đặt ra ở nông thôn.

+ Quy hoạch phát triển nông thôn chưa toàn diện, chưa chi tiết, thiếu minh bạch và không mang tính hiệu lực thực thi.

+ Nông thôn đang thiếu sự đồng bộ về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội và môi trường để phát triển hài hòa, bền vững.

định hướng được người dân vào xây dựng đời sống nông thôn truyền thống, văn minh, tiến bộ.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên nông thôn đang ảnh hưởng tới sự phát triển nông thôn bền vững.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu và yếu. Môi trường kinh doanh nông thôn chưa đủ thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

+ Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức đang làm ở nông thôn chưa thỏa đáng, thể hiện ở chính sách phụ cấp tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách thu hút nhân lực có trình độ kỹ thuật, những người đã qua đào tạo về công tác tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)