đất bị thu hồi
Hiện nay quá trình CNH, HĐH đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Cùng với quá trình này là thu hồi đất để xây dựng KCN, KCX, chung cư đã và đang đẩy người nông dân và tình trạng thiếu đất, mất việc làm. Vì vậy để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi thì phải thực hiện các giải pháp sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, để họ lựa chọn hình thức học tập phù hợp với khả năng của mỗi người.
- Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đối với việc đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị thu hồi đất.
Bên cạnh việc hỗ trợ bằng tiền theo quy định, Nhà nước cần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh (miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, giãn nợ…)
cảnh,…) từ nguồn vốn quốc gia và tín dụng; đồng thời tăng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xây dựng phương án hỗ trợ, tổ chức trao đổi, lấy ý kiến bổ sung, thống nhất với người được hưởng chính sách hỗ trợ; nhất là phương án hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề, chuyển nghề, vay vốn tạo việc làm mới, giãn nợ, miễn giảm thuế,… Có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm việc làm mới cho lao động trong độ tuổi đối với tất cả các trường hợp thu hồi đất sản xuất (không chỉ trên 30% đất sản xuất nông nghiệp mới được hỗ trợ) Chính phủ cần có sự ưu tiên phân bổ ngân sách từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm cho các tỉnh có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn
Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ việc làm, dạy nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở địa phương, có sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, nằm trong quỹ hỗ trợ dạy nghề quốc gia. Ưu tiên cho những đối tượng lao động ở vùng bị thu hồi đất được tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm quốc gia và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, ưu tiên đào tạo nghề phù hợp để xuất khẩu lao động.
- Chính quyền phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, hướng dẫn người bị thu hồi đất sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ đầu tư vào sản xuất tạo việc làm và thu nhập mới.
Kinh nghiệm của nước ngoài, cũng như ở một số địa phương nước ta, số tiền bồi thường hỗ trợ tuy chưa thoả đáng nhưng đối với nông dân cũng là lớn, do đó nếu không sử dụng có hiệu quả thì chỉ sau một thời gian ngắn chi tiêu sinh hoạt hết, trở thành trắng tay, đời sống khó khăn. Vì vậy, nên khuyên họ phân chia số tiền ra thành 2 phần, một phần dùng để trang trải vào việc tu bổ nơi ở, nhà cửa, đồ dùng thiết yếu; một phần có thể lớn hơn dùng vào việc góp vốn với doanh nghiệp, dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi ngân hàng theo hình thức tiết kiệm hoặc mua bảo hiểm. Chỉ có cách làm này, người dân
phi nông nghiệp, thậm chí còn có việc làm ngay trên mảnh đất cũ của mình sau khi chuyển sang phi nông nghiệp, cách làm này rất hiệu quả đối với lao động trên 35 tuổi, nhất là người lao động hết tuổi cần nghỉ ngơi. Tuy vậy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn nhà đầu tư kỹ càng để phần vốn ít ỏi của người dân góp vào các doanh nghiệp kinh doanh phải hiệu quả, không những bảo toàn, mà còn đem lại nguồn thu ổn định bền vững, kể cả việc làm lâu dài cho người dân bị thu hồi đất. Nhà nước cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ để bảo toàn giá trị tiền gửi của người dân bị thu hồi đất khi gửi khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của họ vào các ngân hàng.
Đối với người lao động từ 30 tuổi trở lên, khó có khả năng chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất, các địa phương cần quy hoạch dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp để giao cho số lao động này, tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt khác của người lao động trong các KCN. Đây là biện pháp đã được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động bị thu hồi đất.