Thị trường trong nước
Để thị trường lao động nông thôn trong nước phát triển, cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho hệ thống thông tin thị trường lao động tại các vùng nông thôn để gắn đào tạo nguồn nhân lực với cầu lao động một cách hiệu quả;
- Tăng cường vai trò của các tổ chức trung gian thị trường lao động như các trung tâm dịch vụ việc làm, các trung tâm hướng nghiệp nông thôn; phát triển thêm trung tâm giới thiệu việc làm mới, các cơ sở đào tạo để có thêm cơ hội tìm được việc làm, học nghề hoặc định hướng nghề nghiệp trong tương
- Nâng cao năng lực khai thác việc làm cho cán bộ quản lý, điều hành và triển khai chương trình việc làm. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ giải quyết việc làm của ngành lao động – thương binh và xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội; cán bộ các trung tâm giới thiệu việc làm; các tổ chức đoàn thể quần chúng, lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
Lồng ghép các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tạo việc làm. Tập trung các nguồn lực, kết hợp giữa nguồn hỗ trợ của Trung ương, của các tổ chức quốc tế, các nguồn lực tại chỗ nhằm tạo ra sức mạnh và hiệu quả vào mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn cho lao động. Trong đào tạo lao động nông thôn lên thành phố, ngoài chương trình chuyên môn nên có phần bắt buộc giáo dục về sinh hoạt và nếp sống ở thành phố.
- Xây dựng các khu ở công cộng cho lao động nông thôn thuê với giá hợp lý.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ văn hóa, xã hội, chợ hoặc cửa hàng mua bán tiện lợi trong hoặc gần các khu ở công cộng của người lao động nông thôn thành phố.
Thị trường nước ngoài
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thị trường xuất khẩu lao động ( cơ chế, chính sách, danh sách các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động, số lượng lao động cần tuyển, tiêu chuẩn tuyển lao động, các loại phí, chế độ đào tạo, chế độ lao động và thu nhập của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài…) để mọi người biết, thực hiện và kiểm tra.
- Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.
động ngoài nước.
+ Hoàn thiện các quy định và giải pháp quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến quản lý lao động ở nước ngoài.
+ Xây dựng quy chế phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tại các địa phương
+ Đổi mới công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, các địa phương; thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm ngăn chặn tiêu cực và các hình thức lừa đảo liên quan đến xuất khẩu lao động. - Các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề phối hợp với các địa phương triển khai đề án dạy nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho đào tạo, giáo dục người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường tiếp nhận lao động. Cần chú trọng các thị trường đòi hỏi trình độ công nghệ cao đem lại có thu nhập cao cho người lao động như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông, kể cả đi làm trong các lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia này.
KẾT LUẬN
CNH, HĐH và ĐTH nông nghiệp, nông thôn là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, quá trình này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tạo ra những công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phân công lại lao động xã hội.
Vì vậy mà vấn đề chuyển đổi ngành nghề trong nông thôn là một bước đệm quan trọng để đất nước ta tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Việt Nam đang diễn ra liên tục. Nhìn chung quá trình chuyển đổi này chủ yếu diễn ra trong các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển đổi này được thể hiện qua cơ cấu ngành nghề ở nông thôn và cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế cơ bản. Xu hướng chuyển dịch chung là giảm tỷ trọng và lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng và lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu của sự chuyển đổi để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trên thực tế trong những năm gần đây quá trình chuyển đổi ngành nghề ở Việt Nam đã đạt được thành tựu hết sức đáng nể, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, thu nhập và đời sống của người dân đã được cải thiện tương đối tốt. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, hiệu quả làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất ở các địa phương. Nhờ đó mà nhiều KCN, KCX mới, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước đã được nâng cấp, xây dựng mới ngày càng khang trang, hiện đại; bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại, văn minh hơn. Các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc vận dụng thực hiện các chính sách để giải quyết việc làm cho người dân nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của người dân được ấm no, hạnh phúc.
chậm và chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của quá trình chuyển đổi.
Những nghiên cứu đề xuất của đề tài, tuy còn ở mức độ hạn chế, nhưng nó đã đề cập và giải quyết tất cả các mục tiêu đã được đạt ra.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá (2009), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động NN, NT và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH và
ĐTH ở nước ta, Đề tài cấp nhà nước, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung Ương, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp nông
thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Chính phủ (1993), Nghị Quyết vềChuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
4. Chính phủ (2004), Nghị Định số 134/NĐ-CP ngày 09/6/2004.
5. Chính phủ (2006), Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/T.W.
7. Nguyễn Thị Bích Đào ( 2007), Quản trị sự thay đổi trong tổ chức, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bích Đào ( 2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát
triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
9. Vũ Thị Mão (2007), Lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn , Đề tài cấp bộ, Viện Chính sách và chiến lược Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội.
10.Vũ Thị Mão (2008), Thực trạng và giải pháp về lao động và việc làm nông
nghiệp, nông thôn, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội .
11.Nguyễn Quốc Ngữ (2006), Hoàn thiện giải pháp, chính sách đối với nông
dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, Ban Kinh
tế Trung Ương, Vụ Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội.
12.Hội Nghị TW VII, Nghị Quyết số 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia. 14.Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Tạp chí văn phòng cấp ủy – vụ xã hội (2009), Một số giải pháp về lao
động, việc làm trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, Hà Nội.
16.Tổng cục Thống kê (2006,2007,2008,2009), Niên giám thống kê NXB
2006,2007,2008,2009, Nxb Thống kê .
17.Tổng cục Thống kê ( 2007,2008), Cơ sở dữ liệu về Điều tra mức sống dân
cư các năm 2007, 2008, Nxb Thống kê.
18.Nguyễn Đức Thịnh (2009), Nông dân và ruộng đất đồng bằng sông Hồng, Viện Kinh tế VN, Viện KHXHVN, Hà Nội.
19.Nguyễn Đức Thịnh (2009), Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn
đề lao động, việc làm khu vực nông nghiệp ,Viện Kinh tế VN, Viện
KHXHVN, Hà Nội
20.Sở Văn hóa thông tin Bắc Ninh (2003), “ Làng Tam Sơn - truyền thống và hiện đại”, Bắc Ninh.
21.Từ điển Tiếng Việt (1995), Nxb Đà Nẵng.
22.Từ điển Bách khoa Việt Nam.
23.Thời báo Kinh tế Việt Nam (2009), “ Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và thế
giới”
24.Văn kiện Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt nan (2001), Nxb Chính trị Quốc
gia. Hà nội.
25.Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2009),
Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2008 và triển vọng