Giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn thôn qua công tác đào

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 80 - 85)

đời. Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang đào tạo và hình thành năng lực đặc biệt là các năng lực mềm .

- Thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội, cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất (thu nhập, lương bổng, đãi ngộ ...) và giá trị tinh thần (thoả mãn sự hứng thú, say mê công việc…).

- Khởi nghiệp bắt đầu không phải từ sự phù hợp, thích ứng nghề nghiệp mà cần bắt đầu từ sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn thôn qua công tác đào tạo nghề đào tạo nghề

Để tạo điều kiện thuận cho việc chuyển đổi ngành nghề cho người lao động nông thôn có cơ hội tìm được việc làm và cải thiện thu nhập thì cần phải chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực này. Tuy nhiên, chất

còn nhiều bất cập: chưa đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp; chưa cân đối giữa các ngành nghề; chưa chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề ở các vùng sâu, vùng xa… Bên cạnh đấy, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo rất thấp. Vì vậy để đạt mục tiêu hơn 50% lao động nông thôn qua đào tạo vào năm 2020 có 4 giải pháp cần tập trung là: Nâng cao trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp, nông thôn; Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề tại chỗ; Liên kết, xã hội hóa đạo tạo nghề; và Đánh giá, giám sát chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn .

Hình 3.1: Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn thông qua đào tạo nghề

* Giải pháp về hỗ trợ nâng cao trình độ văn hoá của lao động nông thôn

- Đối với lao động chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, cần được miễn phí đào tạo các môn văn hoá chủ yếu trước khi đào tạo nghề để việc học nghề có hiệu quả hơn.

- Những lao động nông nghiệp, nông thôn có khả năng đi học thường là

Mục tiêu đến năm 2020 > 50% lao động nông thôn qua đào tạo 8,2% lao động nông thôn qua đào tạo và có bằng chứng chỉ chuyên môn 2,5% lao động nông lâm thủy sản qua đào tạo

Nâng cao trình độ văn hóa

Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề tại chỗ

Liên kết, xã hội hóa đào tạo nghề

Đánh giá, giám sát chất lượng lao động

thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, họ cần được miễn học phí, chi phí mua sách vở, trợ cấp sinh hoạt phí và ký túc xá, đặc biệt đối với lao động vùng sâu, vùng xa.

- Thời gian qua, các trường cao đẳng, đại học luôn mở rộng, tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu được đi học của người dân. Tuy nhiên khu vực cần rất nhiều nhân công như các khu công nghiệp, làng nghề, xuất khẩu lao động lại chỉ tận dụng được lao động nông thôn nhàn rỗi chứ không phải số lao động qua đào tạo kia. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc hướng nghiệp, đào tạo dạy nghề cho lứa tuổi trung học cơ sở lẫn trung học phổ thông với nhiều phương cách linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý nhất.

* Giải pháp về phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề tại chỗ ở nông thôn

- Cơ sở vật chất: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy

và học nghề

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, phòng học), trang thiết bị dạy và học nghề phù hợp và đạt tiêu chuẩn về ngành nghề đào tạo đối với các trường, trung tâm dạy nghề.

+ Hỗ trợ đầu tư đối với các trung tâm dạy nghề tại địa phương mới được thành lập, tạo điều kiện để các trung tâm này sớm được ổn định và đi vào hoạt động.

+ Huy động các nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học nghề.

- Giáo trình dạy nghề

+ Đổi mới và biên soạn giáo trình dạy nghề phù hợp với cấp độ, đối tượng đào tạo, ưu tiên cho việc biên soạn tài liệu dạy nghề ngắn hạn có tính truyền thống, đặc thù riêng của từng địa phương, như: kỹ thuật trồng trọt,

dệt thổ cẩm,…

+ Tăng cường các môn đào tạo kỹ thuật ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Mục tiêu chủ yếu của môn đào tạo kỹ thuật là nhằm giúp học sinh nắm các kỹ năng cơ bản thông qua kinh nghiệm sáng tạo/sản xuất, am hiểu công nghệ hiện đại, và thúc đẩy những hiểu biết và thái độ hợp lý trong khi giải quyết sự việc. Tăng cường các giờ thực hành, tránh dạy “chay” và học “chay”.

- Giáo viên

Song song với việc đổi mới giáo trình, cần phải nâng cao chất lượng cũng như số lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy nghề với các giải pháp sau đây.

+ Phát triển các trường sư phạm kỹ thuật nhằm bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

+ Đổi mới hệ thống giáo trình, nội dung giảng dạy, cập nhật các phương pháp dạy nghề mới cho giáo viên.

+ Huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho việc đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề: nguồn lực tự có của cơ sở đào tạo, ngân sách nhà nước, nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ...

+ Nghiên cứu, xem xét để trả lương theo năng lực cho đội ngũ giáo viên nhằm khuyến khích họ tự nâng cao trình độ.

- Học sinh

Các giải pháp hỗ trợ cho học nghề trên đây sẽ không có hiệu quả nếu bản thân học sinh không muốn học, không có ý chí vươn lên. Vì vậy, người học nghề phải có ý thức, trách nhiệm nghiêm túc trong việc học nghề.

- Lao động cùng sâu, vùng xa

+ Xây dựng chương trình giảng dạy đa dạng, phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

có đội ngũ giáo viên đào tạo lưu động với các khoá học ngắn hạn phù hợp với trình độ học vấn cũng như đặc điểm văn hoá của từng địa phương.

* Giải pháp về liên kết, xã hội hoá công tác đào tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với cơ sở đạo tạo nghề cho lao động nông thôn

Để công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, cần phải liên kết, xã hội hóa đào tạo nghề. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề và nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo tiêu chuẩn quy định và phù hợp với thực tiễn sản xuất để đạt được mục tiêu trên 50% lao động qua đào tạo vào năm 2020. Đồng thời, phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, giữa đào tạo nghề với các cấp học khác nhau trong việc xác định nhu cầu đào tạo nghề. Làm tốt công tác tuyển dụng, liên kết đào tạo nghề sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao.

Tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng vẫn phải đào tạo lại khi bắt đầu làm việc tại các doanh nghiệp đã và đang diễn ra phổ biến do máy móc, thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề lạc hậu so với các doanh nghiệp. Tình trạng trên sẽ không xảy ra nếu có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Người học nghề sẽ được thực tập tại các doanh nghiệp, để làm quen với những máy móc, thiết bị hiện đại trong khi các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được do nguồn vốn hạn chế.

Các cơ sở đào tạo cần chủ động tìm đến các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Các cuộc hội thảo “ba bên”: cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, và người lao động cần được tổ chức để nắm bắt được cung và cầu lao động. Từ đó, cơ sở đào tạo có kế hoạch đào tạo phù hợp và người lao động cũng nắm bắt yêu cầu của doanh nghiệp để có hướng học nghề thích hợp.

Có thể khẳng định rằng những người làm việc có hiệu quả là những người có hiểu biết, có kỹ năng, có tay nghề cao, và vì thế thường có thu nhập cao. Khi người dân của một nước có hiểu biết, có những kỹ năng được cập nhật phù hợp, có tay nghề cao thì ở nước đó có sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Giáo dục có chất lượng là giúp tạo ra những con người có những phẩm chất như vậy. Do đó, đánh giá chất lượng giáo dục, dạy nghề là đo lường kết quả đầu ra của hệ thống giáo dục.

Hiện nay, theo Luật Dạy nghề 2006, nội dung kiểm định chất lượng đối với cơ sở dạy nghề bao gồm 9 tiêu chí sau đây: (1) Mục tiêu và nhiệm vụ; (2) Tổ chức và quản lý; (3) Hoạt động dạy và học; (4) Giáo viên và cán bộ quản lý; (5) Chương trình, giáo trình; (6) Thư viện; (7) Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; (8) Quản lý tài chính; (9) Các dịch vụ cho người học nghề. Theo luật này, việc quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề do cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định. Tuy nhiên, người đánh giá, giám sát chất lượng lao động phải là những người sử dụng lao động và sự đánh giá đó được thực hiện trên thị trường lao động. Bản thân hệ thống giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục không có thẩm quyền đánh giá, giám sát chất lượng lao động. Việc đánh giá, giám sát phải xuất phát từ những người sử dụng lao động theo các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất do họ nêu ra và những tiêu chí đó thay đổi không ngừng theo sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như trước khi hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ tiêu đánh giá lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng và lao động cả nước nói chung về trình độ ngoại ngữ có thể chưa đề cập đến, nhưng ngày nay chỉ tiêu đó phải được đưa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, giám sát chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)