- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Hạ tầng cơ sở nông thôn luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam bởi tính chất quan trọng và then chốt của nó trong phát triển nông thôn. Trong số các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng phải
biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào ở các vùng này, tạo điều kiện đưa nông thôn miền núi giảm bớt nghèo nàn và chậm phát triển. Chương trình tập trung vào xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, công trình điện, trường học, trạm xá... Qua hơn 10 năm thực hiện (hiện chương trình đang ở giai đoạn 2), chương trình đã giúp nhiều xã nghèo và đặc biệt khó khăn nâng cao số lượng và chất lượng các công trình hạ tầng, giảm đáng kể khoảng cách về mặt địa lý của các vùng sâu, vùng xa với các vùng đã phát triển.
Trong năm 2002, Chính phủ có một chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá IX quy định các Bộ, ngành xây dựng các đề án CNH, HĐH chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện quy định về phát triển kết cấu hạ tầng gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện và năng lượng tái tạo ở nông thôn, dịch vụ bưu chính viễn thông cấp xã và phát triển hệ thống thông tin... Cuối năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg, ngày 22/10/2004 về sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006-2010.
Với những nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách, hạ tầng về sản xuất nông nghiệp cũng như hạ tầng nông thôn nói chung đã được cải thiện đáng kể. Ngoài các nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách, một phần không nhỏ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng nhằm vào nâng cấp hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, CNH, HĐH nông thôn hoặc được ưu tiên cho các dự án, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Nguồn vốn ODA đã bổ sung rất hiệu quả cho việc phát triển hạ tầng nông thôn và đến lượt nó, hạ tầng nông thôn phát
nông thôn có thể được rút bớt khỏi lao động nông nghiệp. Hạ tầng nông thôn phát triển cũng giúp thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn do mức độ tiếp cận thị trường tốt hơn, lao động nông thôn có thể tạo thu nhập và cơ hội việc làm tốt hơn, lao động dễ dàng đi tới các thị trường lao động tiềm năng hơn...
- Chính sách Đất đai
Luật Đất đai ban hành năm 1993 và được sửa đổi bổ sung ở các năm 1998, 2001 và gần đây nhất là Luật đất đai 2003. Luật cũng đang được xem xét sửa đổi trong thời gian tới. Luật đất đai năm 2003 đã tăng cho người sử dụng đất từ 5 lên 7 và 9 quyền, bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSD đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất. Với các qui định này, người nông dân và lao động nông thôn có cơ hội và khả năng tốt hơn và yên tâm hơn khi sử dụng đất đai, tăng năng suất sử dụng đất đai. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng đất đai sẽ thiết thực và hiệu quả hơn trước đây.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tạo điều kiện để hộ có tài sản thế chấp vay vốn sản xuất phi nông nghiệp, tăng khả năng chuyển nhượng đất đai, tạo điều kiện tốt hơn cho hộ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp; việc công nhận các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp tạo điều kiện để hộ có thể chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v. Tuy nhiên, chính sách đất đai, nhất là chính sách về giao đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài, khi triển khai trên thực tế trong thời gian đầu đã làm cho ruộng đất hết sức manh mún, nảy sinh mẫu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt người nông dân với đất, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.