Định hướng phát triển sản xuất phi nông nghiệp và các loại hình sản xuất

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 70 - 73)

xuất ở nông thôn

a. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký kinh doanh chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có

bảo hộ nên chưa đủ điều kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Vì vậy, để nhanh chóng phát triển và mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất để kinh doanh, khuyến khích đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở nông thôn, thân thiện với môi trường.

- Định hướng cho việc thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ, bảo đảm sự đồng bộ giữa sản xuất và dịch vụ, quy hoạch tổng thể và khoa học trong vấn đề sử dụng đất đai, vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất nông sản.

- Thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp làm vệ tinh cho các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn nhằm phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp;

- Ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo mạng lưới doanh nghiệp gắn bó với nhau trong địa phương, trong từng vùng và liên kết với các doanh nghiệp trong cả nước.

- Xây dựng các chương trình và giải pháp cụ thể khác như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận vốn, xúc tiến thương mại, các chương trình tư vấn…

- Cải cách thủ tục hành chính tạo sự thông thoáng, rõ ràng, minh bạch, bình đẳng, mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh hiệu quả.

b. Định hướng phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn có sản phẩm giá trị cao trên thị trường

Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và

Làng nghề truyền thống ở nước ta đã có từ rất lâu đời và đó có thể là thế mạnh của nước ta như nghề kim hoàn, thêu ren, dệt lụa, chạm khắc gỗ, khảm trải, sơn mài, chế biến nông sản, thực sản. Tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn …Vì vậy định phát triển các ngành nghề truyền thống bao gồm:

- Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung..

- Chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sang chế của nghệ nhân xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.

c. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như công nghiệp chế biến, sản xuất phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải…

định nhu cầu của thị trường, dịch vụ vốn và kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn cách thức sản xuất nông sản theo nhu cầu thị trường cho nông dân, chế biến, tiêu thụ nông sản.

- Từ trước đến nay, trong nghiên cứu lý luận và hoạch định chính sách, giải pháp giải quyết quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa nông nghiệp với dịch vụ mới chủ yếu xem xét quan hệ giữa các ngành trong cung ứng hiện vật, đầu vào, xử lý đầu ra cho nhau. Còn quan hệ trong di chuyển nguồn lực, lợi nhuận, liên kết trong sản xuất kinh doanh chưa được nghiên cứu và điều tiết thỏa đáng. Do đó, thời gian tới cần có những nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung chính sách, giải pháp nhằm tạo ra sự liên kết bền vững giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

- Khuyến khích việc hình thành các mô hình liên kết theo từng sản phẩm, ngành hàng cho từng vùng lãnh thổ. Tiến tới tạo được những mối quan hệ bền vững, cùng thụ hưởng lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro thông qua hợp đồng kinh tế giữa hộ nông dân và các cơ sở chế biến, dịch vụ, tiêu thụ nông sản.

- Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các hiệp hội theo ngành nghề, sản phẩm.

- Khẩn trương thực hiện yêu cầu xác định nguồn gốc sản phẩm đưa ra thị trường để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị đảm nhiệm các khâu trong chuỗi sản xuất và phân phối nông sản.

- Nâng cao năng lực giám sát của Nhà nước và hiệp hội trong việc cung ứng vật tư, sản phẩm cho thị trường. Kiên quyết hơn trong việc xử lý nạn buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vật tư cấm sử dụng, v.v…

Một phần của tài liệu chuyển đổi ngành nghê trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)