Tăng cường giám sát quản lý hoạt động các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 96 - 98)

Có một vấn đề tồn tại, đó là hiện nay hoạt động các doanh nghiệp không được giám sát chặt chẽ, còn khá lỏng lẻo. Rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không có mã số thuế, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh không hoạt động…nhưng các cơ quan có thẩm quyền không được biết. Chính phủ cần có biện pháp quản lý các doanh nghiệp chặt chẽ hơn, điều này hỗ trợ rất tốt cho các ngân hàng, tránh bị rủi ro, lừa đảo.

Ngoài ra, việc giám sát, tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty nhà nước…phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch, giúp lành mạnh hoá các doanh nghiệp này, hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp, giúp giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vụ việc của Tập đoàn Vinashin vừa qua là một bài học lớn cho Chính phủ trong vấn đề quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước bởi lẽ hệ luỵ của nó sẽ còn để lại trong thời gian dài cho các NHTM khi một số lượng lớn vốn đầu tư của các Ngân hàng còn nằm ở đó, gây tổn thất nhiều cho các NHTM. Chính vì điều này, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cần được quan tâm chú trọng thực sự, khách quan, trung thực để không gây những “cú sốc” lớn không chỉ cho ngân hàng mà còn cho nền kinh tế như vụ việc của Vinashin vừa quan, bởi vì dư nợ vay của các Tập đoàn, Tổng công ty này không hề nhỏ, nhất là so với số vốn điều lệ của các NHTM còn khá khiêm tốn như hiện nay.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội nói riêng, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung đang nằm trong môi trường kinh doanh luôn biến động, đầy cạnh tranh và thách thức. Môi trường đó tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại với cả yếu tố tiêu cực và tích cực. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng không nằm ngoài ảnh hưởng này.

Tín dụng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây tổn thất cho Ngân hàng, đặc biệt khi còn tồn tại những bất cập trong hoạt động tín dụng.

Đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập, cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành, Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã có những nỗ lực đáng kể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đồng vốn cho vay. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà tổn thất tín dụng vẫn xảy ra làm giảm sút hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Thông qua những giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, học viên hy vọng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, giúp Chi nhánh củng cố và phát triển vị thế của mình trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và giữa các NHTM trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói chung.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, chắc chắn đề tài này của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Văn Dương – Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thăng Long - đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, năm 2007, Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, năm 2008, Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm

định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

3. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, năm 2007, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

4. Ngân Hàng Nhà nước, năm 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động

ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước, năm 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ

chức tín dụng, Hà Nội.

6. Hội đồng Quản trị NHN&PTNT Việt Nam, năm 2007, Quyết định 636/QĐ- HĐQT-XLRR về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hệ

thống NHNo&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

7. Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, năm 2007, Quyết định 222/QĐ-

HĐQT-KHTH, Hà Nội.

8. Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, năm 2007, Quyết định 555/QĐ-

HĐQT, Hà Nội.

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, năm 1997, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 10. NHNo&PTNT Hà Nội, năm 2006 -2009, Báo cáo tín dụng của Chi nhánh

NHNo&PTNT Hà Nội, Hà Nội.

11. NHNo&PTNT Hà Nội, năm 2006 - 2009, Báo cáo tổng kết năm, Hà Nội. 12. NHNo&PTNT Hà Nội, năm 2006 – 2009, Báo cáo kết quả kinh doanh của

NHNo&PTNT Hà Nội, Hà Nội.

13. NHNo&PTNT Việt Nam, năm 2005, Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

14. Peter S.Rose, năm 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 15. Frederic S.Mishkin, năm 2002, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w