Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 80 - 81)

- Xây dựng biện pháp hỗ trợ, tư vấn khách hàng, tái tài trợ khách hàng

3.3.4. Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm

Tăng cường áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản là một trong những điều kiện khá quan trọng đối với món vay. Khi khách hàng phải đưa tài sản vào làm đảm bảo, áp lực phải trả nợ, ý thức phải trả nợ sẽ nâng cao lên nhiều hơn, đặc biệt đối với tài sản của chính khách hàng vay vốn (hoặc lãnh đạo công ty dùng tài sản của mình để bảo đảm cho công ty vay vốn). Tâm lý sợ phải đưa tài sản của mình ra để phát mại sẽ là động lực phải trả nợ đúng hạn đối với khách hàng. Thực tế cho thấy, rất nhiều khoản vay tiêu dùng, trả nợ bằng lương bị quá hạn do thiếu áp lực về tài sản đảm bảo. Nhất là đối với các khoản vay cho DNNN thường không có tài sản đảm bảo, khi bị rủi ro, mức trích dự phòng rất cao do không có tài sản. Đây là điều kiện bất lợi cho Ngân hàng.

Đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba cần phải thẩm định rất cẩn thận bởi vì sau này nếu có rủi ro món vay người chịu thiệt là bên thế chấp, bên vay vốn không phải thế chấp tài sản của mình nên có thể giảm áp lực phải thanh toán nợ sòng phẳng. Đây có thể là việc đánh vào tâm lý, ý thức người vay vốn nhưng cũng là đảm bảo tính an toàn hơn cho Ngân hàng.

Trong một số trường hợp cần thiết, Ngân hàng có thể chuyển đổi biện pháp áp dụng tài sản đảm bảo, từ việc cho vay tín chấp thành thế chấp, hoặc từ thế chấp một tài sản sang nhiều hơn. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng thay đổi tài sản đảm bảo nếu thấy cần thiết, ví dụ tài sản đảm bảo là ôtô, dây chuyền máy móc, trong trường hợp thấy rủi ro cao, tài sản giảm giá trị không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ thì có thể chuyển sang hoặc bổ sung tài sản đảm bảo là bất động sản, đây là tài sản thường có giá trị ổn định nhất.

không còn khả năng trả nợ, việc thu hồi nợ vay lúc này chỉ trông chờ vào tài sản đảm bảo được phát mại. Do vậy, tăng cường áp dụng cho vay có bảo đảm là một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Một vấn đề liên quan đến việc cho vay hiện nay khá quan trọng là bảo hiểm. Thói quen của người Việt Nam là không muốn mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bản hiểm này rất cần thiết, nhất là đối với các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn tiềm ẩn các rủi ro. Việc mua bảo hiểm cho khách hàng nên vừa là khuyến khích và bắt buộc khi cần thiết nhằm tăng cường tính an toàn cho đồng vốn.

Đối với tài sản đảm bảo là động sản: ôtô, dây chuyền máy móc…việc mua bảo hiểm là bắt buộc vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình vận hành. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra thời hạn bảo hiểm để kịp thời yêu cầu khách hàng mua khi hết hạn. Thời hạn bảo hiểm tổi thiểu phải bằng với thời hạn vay vốn.

Đối với các khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, dễ rủi ro, Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tài sản, kể cả bảo hiểm nhân thân. Việc mua bảo hiểm của khách hàng nên được đưa vào một trong những tiêu chí để Ngân hàng “cộng điểm” khi thẩm định và quyết định cho vay. Việc khách hàng mua bảo hiểm đã thể hiện ý thức tự bảo vệ mình trong hoạt động kinh doanh, điều này cần khuyến khích và có thể là một trong điều kiện cho vay. Giải pháp này giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là rủi ro khách quan. Với tình trạng hiện nay tại Chi nhánh, nếu đưa cả tài sản hình thành từ vốn vay vào thì Chi nhánh có 70% dư nợ có tài sản đảm bảo và ngược lại, việc mua bảo hiểm cho loại tài sản này là điều kiện bắt buộc đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w