Một số bài học kinh nghiệm phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng ở

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 30 - 35)

các NHTM trên thế giới

Trong hoạt động cho vay, rủi ro rất khó tránh, sau đây là một số các bài học, kinh nghiệm liên quan để hạn chế rủi ro tín dụng ở một số quốc gia trên thế giới mà các NHTM Việt Nam có thể chọn lọc, học hỏi thêm.

1.2.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có thị trường tài chính phát triển với những tập đoàn kinh tế, tài chính lớn. Từ hoạt động cho vay của các ngân hàng Nhật Bản, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

vay tạo ra kết cục là những khoản lỗ cho ngân hàng. Sự thiếu kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây làm cho các ngân hàng Nhật khó khăn trong việc khắc phục, giải quyết những khoản tổn thất này. Biểu hiện là các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả của việc chậm trễ tiến hành những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó khoản lỗ của ngân hàng do tổn thất tín dụng nên không thể giải quyết nhanh chóng và với chi phí thấp hơn. Việc đánh giá một khách hàng với những tiềm năng hay rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt là vấn đề cần thực hiện một cách chủ động của ngân hàng.

+ Nhật Bản có Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) có vai trò giám sát, yêu cầu các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. Đây là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao hỗ trợ các ngân hàng xử lý tốt hơn các vấn đề vướng mắc trong hoạt động xử lý rủi ro. Sự tách biệt này mang tính chất chuyên nghiệp hoá hoạt động giám sát các ngân hàng trong công tác dự phòng rủi ro tín dụng là một biện pháp rất hữu hiệu.

1.2.2.Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là quốc gia có nhiều định chế tài chính lớn, xuyên quốc gia, có tầm vóc và qui mô hoạt động lớn. Thông qua hoạt động của họ, có thể rút kết ra được một số kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng như sau:

+ Trước hết, đó là việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự lựa chọn, sàng lọc khách hàng sẽ giúp ngân hàng sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và thu được lợi nhuận khi cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đầu tư tín dụng có hiệu quả, chính xác.

+ Việc cho vay căn cứ nhiều vào việc đánh giá tình trạng của khách hàng hơn là vào các phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng, nhờ đó đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cao.

+ Tránh sử dụng những đơn vị môi giới, bởi lẽ các đơn vị môi giới này hoạt động không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả thù lao mà không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

tế của khách hàng, đồng thời yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

+ Các quyết định cho vay, bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Việc phê duyệt cho vay do một cán bộ hoặc một nhóm thực hiện để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

+ Cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin, phân tích tín dụng đầy đủ. Mặc dù không nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, nhưng các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

+ Khoản vay hiệu quả chủ yếu do quá trình thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu.

+ Theo dõi sát xao để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu bằng cách luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Phát hiện nợ xấu sớm và thực hiện biện pháp thu hồi nợ rất tốt thông qua việc xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị chậm, giảm thời gian thu hồi nợ và các ngân hàng, có thể điều chỉnh thời hạn trả nợ, giải quyết các vấn đề khác của khách hàng sớm. Tuy nhiên, đối với các khoản nợ này, các ngân hàng chú trọng nhất vào biện pháp giúp khách hàng thoát khỏi các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ vì họ xem đó chỉ là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, và việc thu hồi nợ có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải phát mại tài sản đảm bảo.

+ Mỹ đã hình thành mối liên hệ giữa NHTM với thị trường vốn thông qua nghiệp vụ “chứng khoán hoá các nghĩa vụ trả nợ”. Thực chất của vấn đề này là các Công ty tài chính chuyên biệt với tên gọi “công ty công cụ đặc biệt” – special purpose vehicle – thu gom các hợp đồng, khế ước tín dụng trong dân chúng và phát

hành chứng khoán trên cơ sở tổng giá trị các món nợ đó để huy động tiền từ công chúng trả nợ đến hạn cho các NHTM theo từng hợp đồng và thực hiện “quyền đòi nợ” đối với các con nợ theo hồ sơ các hợp đồng tín dụng đã thu gom để lấy tiền thanh toán các chứng khoán đến hạn. Mối quan hệ này dựa trên sự phân chia lợi ích đặc biệt giữa ngân hàng, các công ty công cụ đặc biệt, công chúng. Công cụ này giúp các NHTM dễ dàng mở rộng được tín dụng thông qua việc giảm nhẹ các điều kiện cho vay vì toàn bộ rủi ro đã “bán” cho các công ty công cụ đặc biệt này.

Mặc dù khủng hoảng tín dụng tại Mỹ có nguyên nhân xuất phát phần lớn từ sự thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán nhưng đây cũng là một phương thức hay cho các ngân hàng, tạo tính lỏng cho các khoản vay, sự chuyển giao rủi ro cho các định chế tài chính khác…

Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng Mỹ do các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản giảm sút mạnh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả làm cho kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ…Đây có thể nói là bài học kinh nghiệm vô cùng quí báu cho các NHTM Việt Nam.

1.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Qua nghiên cứu, có thể rút ra một số điểm trong hoạt động quản lý rủi ro tại Hàn Quốc như sau:

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc có sự độc lập giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ; quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng; các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.

và đội ngũ cán bộ tác nghiệp được quan tâm, chú trọng.

- Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc, được tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

- Công tác hạn chế rủi ro tín dụng gồm thực hiện trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng do các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro xác định (dựa trên nguyên lý là mức rủi ro có nhất định có thể chấp nhận được trong nỗ lực lớn nhất để có lợi nhuận), thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính toán cho danh mục tín dụng. Việc đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Phương pháp định lượng rủi ro dựa trên 3 phương pháp: phương pháp thống kê; phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia rủi ro; phương pháp tính toán, phân tích, dự báo. Theo dõi, kiểm tra kiểm soát rủi ro do một bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ đảm nhiệm.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm tại các quốc gia có nền kinh tế, tài chính phát triển với nhiều định chế tài chính hùng mạnh. Mỗi quốc gia có đặc điểm về tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật riêng, tuy nhiên, thông qua chọn lọc, xem xét nghiên cứu, Việt Nam có thể rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng vào thực tế hoạt động của mình một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM.

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 30 - 35)