- Xây dựng biện pháp hỗ trợ, tư vấn khách hàng, tái tài trợ khách hàng
3.3.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh
Đội ngũ cán bộ luôn là yếu tố quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính là nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Ngân hàng, giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Trong giải pháp này, cần chú trọng một số nội dung sau:
- Cải tiến khâu tuyển dụng, bố trí cán bộ
Đây là khâu đầu vào quan trọng, do vậy cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát, không chỉ có kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, khả năng giao tiếp… có như vậy thì mới có thể tuyển dụng được những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc. Đồng thời, bố trí cán bộ vào các vị trí công việc phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn khai thác tối đa hiệu quả công việc. Sau khi cán bộ được tuyển dụng, Chi nhánh nên có thời gian đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ mới, khi đã đánh giá là đạt tiêu chuẩn thì mới cho làm công tác tín dụng nhằm giảm rủi ro trong khâu tác nghiệp cho vay của Ngân hàng.
- Đánh giá chất lượng, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Chi nhánh. Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng cán bộ, trong đó có cán bộ tín dụng được thực hiện hàng năm, chủ yếu thông qua các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, mở lớp học đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cơ bản…Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của các buổi học này chưa được thực hiện. Chi nhánh cần phải có tiêu thức đánh giá kết quả những buổi học tập như thế này, nếu không công tác đào tạo này chỉ là mang tính hình thức. Việc đánh giá chất lượng đào tạo sẽ giúp Chi nhánh đưa ra nội dung học, phương pháp, thời gian, đối tượng học để nâng cao hiệu quả, đạt
được mục đích đào tạo.
Ngoài ra, Chi nhánh nên tạo điều kiện giao lưu giữa các cán bộ làm công tác tín dụng để có thể học hỏi nhau những kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện cho vay. Thông qua việc giao lưu này, họ có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức. Điều này khá quan trọng, bởi lẽ, trong công tác cho vay, kinh nghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng.
- Nâng cao ý thức tìm hiểu thông tin liên quan đến tín dụng
Chi nhánh cần yêu cầu các CBTD phải tự mình tìm hiểu thêm các thông tin khách hàng, thông tin kinh tế xã hội, thị trường. giá cả…nhằm có những kiến thức phục vụ cho công tác cho vay (nhất là tìm hiểu trên tạp chí Thông tin tín dụng, thực tế rất ít cán bộ tín dụng đọc các loại tài liệu này trong khi nó rất hữu ích cho công tác cho vay). Các thông tin trên các phương tiện truyền thông này đôi khi lại là đầu mối khá quan trọng để các cán bộ tín dụng sử dụng trong hoạt động cho vay của mình.
Yêu cầu mỗi cán bộ phải nâng cao tính chính xác trong tác nghiệp, nhất là trong kỹ thuật nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ trong hoạt động cho vay.
- Rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, thực hiện tốt “chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp”.
Để làm được điều này, chế độ đãi ngộ thưởng phạt phân minh cần được thực hiện triệt để nhằm khuyến khích những cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, làm tốt công tác cho vay (đưa ra tiêu chí cụ thể là không có nợ quá hạn, nợ xấu, có đạo đức nghề nghiệp tốt); đồng thời có chế tài nghiêm khắc với những cán bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp, móc ngoặc với khách hàng, tư lợi cá nhân mà gây ra hậu quả xấu đối với Ngân hàng. Những đối tượng cán bộ đó cần có những biện pháp kỷ luật cứng rắn (cảnh cáo, phạt lương, giảm cấp bậc, thậm chí là đuổi việc hoặc cần đến sự can thiệp của pháp luật nếu cần thiết…). Ngân hàng cũng cần đưa ra qui chế gắn mức thu nhập, thưởng với kết quả công việc của từng cá nhân để khuyến khích sự chủ động trong công việc. Qui chế làm việc đưa ra phải gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả công việc. Cán bộ gây ra nợ xấu, nợ quá hạn
phải theo tận cùng món vay đó để thu hồi nợ cho Ngân hàng, tránh trường hợp “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ” sẽ làm giảm tính chịu trách nhiệm của cán bộ.
Đối với cán bộ có thành tích tốt, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, thậm chí có thể đề xuất nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Thông qua đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và hiệu quả làm việc.