Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 40 - 41)

- Hoạt động huy động vốn

2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Thông qua những số liệu về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội từ năm 2006-2009, có thể thấy sự phát triển của một Chi nhánh hàng đầu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Năm 2006-2007 là thời kỳ tăng trưởng mạnh của kinh tế Việt Nam nhưng cũng là thời kỳ của lạm phát cao. Cuối năm 2008 đến năm 2009, Việt Nam bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại (GDP đạt 5.25%/năm năm 2009). Cùng với những biến động của nền kinh tế là những chính sách tài chính tiền tệ khác nhau của Chính phủ và tác động đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, xét về tổng quan hoạt động kinh doanh, Chi nhánh NHNo Hà Nội đã có những bước tiến vững chắc về mọi lĩnh vực. Dư nợ luôn tăng trưởng điều đó cho thấy hoạt động huy động huy động vốn của Ngân hàng khá tốt, đảm bảo cho công tác sử dụng vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động khác (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thẻ, hoạt

động bảo lãnh…) luôn tăng doanh số hoạt động và các khoản phí. Với những kết quả này, NHNo Hà Nội luôn luôn không những bảo đảm đủ lương cho cán bộ công nhân viên mà còn đảm bảo các khoản phúc lợi như thưởng lương năng xuất, động viên kịp thời đội ngũ cán bộ công nhân viên yên tâm, cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp phát triển của Chi nhánh.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác hạn chế, phòng ngừa rủi rotín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nộitín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nộitín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hà Nội.

Chi nhánh NHNo Hà Nội ngày càng có sự quan tâm sát sao hơn tới vấn đề rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vì cả những lý do khách quan và chủ quan mà rủi ro tín dụng vẫn luôn là vấn đề nổi cộm và được Ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng.

Trong khuôn khổ đề tài này, học viên chỉ đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của các khoản dư nợ nội bảng, không đi vào phân tích các khoản nợ ngoại bảng, các khoản nợ mà Ngân hàng phải trả thay cho khách hàng theo cam kết.

Để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, học viên xin được đi sâu hơn vào phân tích tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh và sơ lược qua tình hình nợ xấu và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006-2009.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w