Hoàn thiện chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 77 - 93)

Trong giải pháp này cần chú ý một số nội dung: - Thực hiện tín dụng chọn lọc

Việc chọn lọc đối tượng cho vay không chỉ dừng ở khách hàng vay vốn (chọn khách hàng có phương án, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả thi, hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch, vững chắc…) mà còn ở các lĩnh vực, đối tượng cho vay, đảm bảo ít rủi ro, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ…

Tại mỗi thời kỳ, Chi nhánh cần phân tích tình hình môi trường đầu tư, phân tích sự biến động ngành nghề sản xuất kinh doanh, biến động giá cả, thị trường tiêu thụ…Hiện nay, các chủ thể kinh tế đang hoạt động trong một môi trường luôn thay đổi, nếu đầu tư dàn trải, không tính đến sự rủi ro của lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng xảy ra tổn thất sẽ nhiều hơn.

- Hoàn thiện việc xếp loại khách hàng

Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng quyết định 1406 về “xếp loại khách hàng” áp dụng đối với toàn bộ hệ thống NHNo Việt Nam. Chi nhánh hiện chưa có văn bản riêng nào về chính sách khách hàng chính thức. Quyết định 1406 hướng dẫn phân loại khách hàng doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất dựa trên tiêu chí về tài chính, việc thanh toán nợ, về nhân thân doanh nghiệp và dựa trên tình hình quan hệ nợ vay, tính tuân thủ pháp luật của các hộ cá thể. Nếu chỉ tuân theo các tiêu chí này để có quyết định về cho vay có bảo đảm tài sản, ưu đãi về lãi, phí dịch vụ, đưa ra quyết định tiếp tục phát triển dư nợ hay thu hồi…thì quả thực là không hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Bởi lẽ, cơ sở tính toán các chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng hoàn toàn chuẩn xác. Do vậy, việc xây dựng chính sách khách hàng là một chiến lược quan trọng nhằm phân tích, đánh giá khách hàng một cách toàn diện, sâu sắc, dựa trên những cơ sở đánh giá đáng tin cậy (trên sổ sách, báo cáo cũng như tình hình thực tế). Từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn, có những quyết sách vừa thu hút, giữ được khách hàng tốt, và thanh lọc những khách hàng kém.

- Xây dựng chính sách khách hàng theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng xuất khẩu, khách hàng sử dụng nhiều các dịch vụ của Ngân hàng (thanh toán quốc tế, các dịch vụ khác).

Xu hướng tư nhân hoá nền kinh tế đã tạo điều kiện thành lập ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn các doanh

nghiệp này còn nhỏ. Vì vậy, họ rất cần sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng. Với động lực tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phát triển áp đảo các DNNN. Trong khi các DNNN mặc dù có sự tiến bộ trong cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng số lượng loại hình doanh nghiệp này sẽ ngày một giảm với xu hướng cổ phần hoá. Chất lượng hoạt động kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Do vậy, để phù hợp với thực tế, Chi nhánh cần đầu tư tín dụng theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích tăng cường sự an toàn hiệu quả của đồng vốn cho vay, đồng thời việc hỗ trợ các loại hình doanh nghiệp này cũng là để góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc ưu tiên các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, các khách hàng sử dụng nhiều, thường xuyên các dịch vụ của Ngân hàng (thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước, dịch vụ thẻ…). Chính sách này vừa giải quyết được nguồn cung ngoại tệ cho Chi nhánh, phù hợp với chính sách chung của NHNN, vừa giúp Chi nhánh phát triển các loại hình dịch vụ khác ngoài cho vay, tăng doanh số thu nhập từ các loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích ưu đãi này cũng giúp Ngân hàng quản lý tốt hơn tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp do các giao dịch của doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện qua Ngân hàng. Điều này sẽ giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng biện pháp hỗ trợ, tư vấn khách hàng, tái tài trợ khách hàng.Vấn đề này hiện chưa được thực hiện tại Chi nhánh do vấp phải một số khóVấn đề này hiện chưa được thực hiện tại Chi nhánh do vấp phải một số khóVấn đề này hiện chưa được thực hiện tại Chi nhánh do vấp phải một số khó Vấn đề này hiện chưa được thực hiện tại Chi nhánh do vấp phải một số khó khăn, trong đó chủ yếu do trình độ của cán bộ tín dụng có hạn. Không phải cán bộ tín dụng nào cũng có đủ trình độ, kiến thức để có thể tư vấn hỗ trợ khách hàng. Nội dung tư vấn chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là khi khách hàng gặp khó khăn. Cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu tình hình thực tế khách hàng, trong khâu nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ hay khâu điều hành...từ đó có thể tư vấn cho khách hàng, thông qua mối quan hệ với các khách hàng khác có liên quan đến mặt hàng này để tạo lập quan hệ giữa họ, tháo gỡ các khó khăn này.

Sự hỗ trợ cho khách hàng có thể là giúp khách hàng cơ cấu lại khoản nợ, gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn, thậm chí có thể tái đầu tư tín dụng nếu khách hàng có thể đưa ra phương án khả thi, hiệu quả, khắc phục được tình trạng khó khăn về tài

chính. Điều này giúp khách hàng giãn thời gian trả nợ, giải quyết khó khăn tài chính trước mắt cũng như giảm chi phí do lãi phạt quá hạn.

Những sự hỗ trợ này nếu đặt đúng chỗ có thể mang lại hiệu quả khá cao, vừa giúp đỡ tổ chức kinh tế, hộ sản xuất cá thể, vừa giúp Ngân hàng thoát khỏi tình trạng bị rủi ro tín dụng do những nguy cơ mất khả năng trả nợ của khách hàng.

3.3.4. Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm

Tăng cường áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản là một trong những điều kiện khá quan trọng đối với món vay. Khi khách hàng phải đưa tài sản vào làm đảm bảo, áp lực phải trả nợ, ý thức phải trả nợ sẽ nâng cao lên nhiều hơn, đặc biệt đối với tài sản của chính khách hàng vay vốn (hoặc lãnh đạo công ty dùng tài sản của mình để bảo đảm cho công ty vay vốn). Tâm lý sợ phải đưa tài sản của mình ra để phát mại sẽ là động lực phải trả nợ đúng hạn đối với khách hàng. Thực tế cho thấy, rất nhiều khoản vay tiêu dùng, trả nợ bằng lương bị quá hạn do thiếu áp lực về tài sản đảm bảo. Nhất là đối với các khoản vay cho DNNN thường không có tài sản đảm bảo, khi bị rủi ro, mức trích dự phòng rất cao do không có tài sản. Đây là điều kiện bất lợi cho Ngân hàng.

Đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba cần phải thẩm định rất cẩn thận bởi vì sau này nếu có rủi ro món vay người chịu thiệt là bên thế chấp, bên vay vốn không phải thế chấp tài sản của mình nên có thể giảm áp lực phải thanh toán nợ sòng phẳng. Đây có thể là việc đánh vào tâm lý, ý thức người vay vốn nhưng cũng là đảm bảo tính an toàn hơn cho Ngân hàng.

Trong một số trường hợp cần thiết, Ngân hàng có thể chuyển đổi biện pháp áp dụng tài sản đảm bảo, từ việc cho vay tín chấp thành thế chấp, hoặc từ thế chấp một tài sản sang nhiều hơn. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng thay đổi tài sản đảm bảo nếu thấy cần thiết, ví dụ tài sản đảm bảo là ôtô, dây chuyền máy móc, trong trường hợp thấy rủi ro cao, tài sản giảm giá trị không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ thì có thể chuyển sang hoặc bổ sung tài sản đảm bảo là bất động sản, đây là tài sản thường có giá trị ổn định nhất.

không còn khả năng trả nợ, việc thu hồi nợ vay lúc này chỉ trông chờ vào tài sản đảm bảo được phát mại. Do vậy, tăng cường áp dụng cho vay có bảo đảm là một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Một vấn đề liên quan đến việc cho vay hiện nay khá quan trọng là bảo hiểm. Thói quen của người Việt Nam là không muốn mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bản hiểm này rất cần thiết, nhất là đối với các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn tiềm ẩn các rủi ro. Việc mua bảo hiểm cho khách hàng nên vừa là khuyến khích và bắt buộc khi cần thiết nhằm tăng cường tính an toàn cho đồng vốn.

Đối với tài sản đảm bảo là động sản: ôtô, dây chuyền máy móc…việc mua bảo hiểm là bắt buộc vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình vận hành. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra thời hạn bảo hiểm để kịp thời yêu cầu khách hàng mua khi hết hạn. Thời hạn bảo hiểm tổi thiểu phải bằng với thời hạn vay vốn.

Đối với các khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, dễ rủi ro, Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tài sản, kể cả bảo hiểm nhân thân. Việc mua bảo hiểm của khách hàng nên được đưa vào một trong những tiêu chí để Ngân hàng “cộng điểm” khi thẩm định và quyết định cho vay. Việc khách hàng mua bảo hiểm đã thể hiện ý thức tự bảo vệ mình trong hoạt động kinh doanh, điều này cần khuyến khích và có thể là một trong điều kiện cho vay. Giải pháp này giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là rủi ro khách quan. Với tình trạng hiện nay tại Chi nhánh, nếu đưa cả tài sản hình thành từ vốn vay vào thì Chi nhánh có 70% dư nợ có tài sản đảm bảo và ngược lại, việc mua bảo hiểm cho loại tài sản này là điều kiện bắt buộc đối với khách hàng.

3.3.5. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng

Đa dạng hoá danh mục đầu tư là biện pháp mang nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Thực chất của giải pháp này là đầu tư đồng vốn cho vay một cách đa dạng theo hướng:

- Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau để tránh sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng khác về thị phần tín dụng trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển, tránh rủi ro do những thay đổi của thị trường hay chính sách của

Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

- Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định đối với một khách hàng để tránh sự ỷ lại hay rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường nhưng vẫn phù hợp với qui định của NHNN. Trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay, quan tâm hơn tới đầu tư tín dụng ngắn hạn nhằm giảm rủi ro do biến động lãi suất, vốn gốc và rủi ro do khách hàng gặp phải…ảnh hưởng tới việc trả nợ Ngân hàng, do đặc trưng nợ trung dài hạn là thời hạn trả nợ dài, nên xác suất xảy ra tổn thất là lớn hơn so với cho vay ngắn hạn.

- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng Việt Nam đồng và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh được rủi ro tín dụng do sự biến động của tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ.

Đa dạng hoá luôn là một trong những giải pháp hạn chế rủi ro, nhất là đối với Ngân hàng.

3.3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong quản lý hoạt động cho vay của Chi nhánh, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay, chấn chỉnh, khắc phục sai sót, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro kịp thời; đồng thời tìm ra những điểm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay để kịp thời bổ sung, sửa đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện theo các hướng sau:

hoặc đột xuất theo yêu cầu phát sinh trong nội bộ Chi nhánh, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra đi kiểm tra tất cả các PGD trực thuộc hoặc tổ chức kiểm tra chéo giữa Chi nhánh và PGD, PGD với PGD với nhau để bảo đảm kết quả kiểm tra được khách quan và có hiệu quả.

- Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc chấp hành quy trình vay vốn của các cán bộ, thậm chí lãnh đạo PGD, Phòng kinh doanh; kiểm tra việc thực hiện qui định đảm bảo tiền vay; kiểm tra hồ sơ cho vay; đối chiếu thực tế với sổ sách, phần mềm; phân tích, đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo…

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, một vấn đề then chốt cần giải quyết là phải sử dụng những cán bộ có trình độ, đã có kinh nghiệm làm thực tế cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, ưu tiên đào tạo, đặc biệt là đào tạo về pháp luật cho các đối tượng cán bộ này.

- Việc kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai sau mỗi lần kiểm tra, phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, quy định rõ thời gian chỉnh sửa và người chịu trách nhiệm chỉnh sửa. Đơn vị nào đã được kiểm tra, phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không chỉnh sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo ngân hàng. Đồng thời, công tác kiểm tra kiểm soát phải gắn liền trách nhiệm của người thực hiện để nâng cao tính chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

Những tồn tại của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong thời gian qua, đã đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

3.3.7. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợđã xử lý rủi ro. đã xử lý rủi ro. đã xử lý rủi ro. đã xử lý rủi ro.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện trích lập quĩ dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo qui định của NHNN và NHNo Việt Nam. Giải pháp ở đây cần quan tâm đó là làm thế nào để việc phân loại nợ được chính xác, phản ánh đúng bản

chất của khoản nợ, từ đó việc trích lập dự phòng được thực hiện tốt để phòng ngừa rủi ro xảy ra, không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Việc phân loại nợ chính xác được thực hiện chủ yếu ở khâu tác nghiệp. Việc nhập dữ liệu từ hồ sơ vào phần mềm phải thực hiện tốt...Ngoài ra, trong quá trình theo dõi các nhóm nợ, cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá thực chất của khoản

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 77 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w