- Hoạt động huy động vốn
2.2.3.3. Nguyên nhân những yếu điểm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
nhưng nếu coi tài sản hình thành từ vốn vay không là tài sản đảm bảo (tại thời điểm cho vay chưa có tài sản) thì tỷ lệ là ngược lại là 70% dư nợ của Chi nhánh không có tài sản đảm bảo. Điều này cần xem xét kỹ, bởi lẽ, nếu những điều kiện cần đặt ra đối với tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay theo Quyết định 72 của HĐQT NHNo Việt Nam mà không được bảo đảm thì rủi ro của món vay sẽ cao.
2.2.3.3. Nguyên nhân những yếu điểm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụngtại Chi nhánhtại Chi nhánh tại Chi nhánh
a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Chính sách tín dụng
Chi nhánh chưa có được một “cẩm nang tín dụng” hữu dụng cho các cán bộ tín dụng để sử dụng thường xuyên, trong khi một số NHTM CP khác đã ban hành văn bản này, với những nội dung chi tiết, tỉ mỉ khi thẩm định khách hàng vay, tài sản đảm bảo, nhất là phần phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng, kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của Ngân hàng mà bất kỳ một cán bộ tín dụng nào cũng phải áp dụng, tránh được nguy cơ rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
Mặt khác, văn bản về qui trình cho vay của PGD do Chi nhánh đưa ra nội dung khá chung chung, chưa có nội dung cụ thể, nhất là về phần thẩm định khách hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc thẩm định sơ sài của cán bộ tín dụng. Phần qui định về tài sản đảm bảo, đánh giá tài sản, kiểm tra tính pháp lý cũng không có hướng dẫn cụ thể, do vậy sẽ không tạo ra được trong ý thức của cán bộ tín dụng về nội dung này, trong khi tài sản đảm bảo cũng là một điều kiện quan trọng của hoạt động cho vay.
Khi NHNo Hà Nội thay đổi về một số nội dung về cơ cấu, các PGD được nâng cấp lên và phải thực hiện “chế độ khoán”, các PGD phải tăng doanh số cho vay để tạo quĩ thu nhập cho phòng. Do vậy, khi việc tăng số lượng cho vay được chú trọng quá mức lại ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến những khoản vay rủi ro tại nhiều PGD trong thời gian qua. Mặc dù dư nợ của các PGD không phải ở mức cao so với Hội sở chính, tuy nhiên, với những khoản nợ bị rủi ro này cũng gây ra những tổn thất, đặc biệt làm tăng chi phí, giảm thu nhập của các PGD khi phải trích rủi ro, chưa kể đến những món vay không thu hồi được.
- Nguyên nhân từ cán bộ ngân hàng
+ Quan điểm cho vay do có tài sản đảm bảo
Hiện nay, tại Chi nhánh, vẫn còn những cán bộ tín dụng có quan điểm rằng chỉ cần có tài sản đảm bảo chắc chắn (nhất là nhà đất) là có thể cho vay. Điều này có thể dẫn đến việc xao nhãng những điều quan trọng khác khi ra quyết định cho vay, đó là phương án khả thi và hiệu quả, tình hình tài chính của khách hàng tốt…
Việc định giá tài sản không thường xuyên, do vậy giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống không tác động đến dư nợ cho vay là nguyên nhân dẫn đến việc khi phát mại tài sản không thu hồi đủ nợ gốc và tiền lãi cho ngân hàng.
+ Do sai sót khi thực hiện quy trình cho vay
> Việc thẩm định, đánh giá về khách hàng không chính xác, sơ sài
Việc thu thập thông tin khách hàng không đầy đủ, kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn. Trong qui định về cho vay đã thể hiện rõ ràng, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin, nhất là thông tin tình hình tín dụng của khách hàng (lấy từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC). Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp, một số cán bộ tín dụng không thu thập thông tin này. Điều đó đã dẫn đến trường hợp cho vay khách hàng đã phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn, nợ xấu, hoặc đã vay nhiều ở các ngân hàng khác, hoặc tình hình tài chính không tốt…dẫn đến món vay bị rủi ro rất cao.
Việc thẩm định khách hàng dựa trên thông tin không chính xác sẽ đánh giá không chính xác về tình trạng của khách hàng. Hiện nay, có vấn đề cần lưu tâm, đó là việc thẩm định báo cáo tài chính của khách hàng vẫn còn dựa trên báo cáo chưa qua quyết toán thuế. Thực tế, khách hàng luôn tìm cách để giảm thiểu số thuế thu nhập phải nộp. Do vậy, báo cáo tài chính thuế đưa ra mức lợi nhuận thường là âm
hoặc có lãi thì rất ít. Điều này lại không đáp ứng về điều kiện cho vay của Ngân hàng với một báo cáo tài chính như vậy. Vì thế, việc sử dụng báo cáo tài chính chưa quyết toán thuế là vấn đề tất yếu. Nếu khách hàng đưa ra báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng với tình trạng của mình thì không sao, tuy nhiên, nếu lợi dụng điều này mà khách hàng đưa ra báo cáo tài chính với “lãi ảo” thì quả thực đã đặt món vay của Ngân hàng vào tình thế nguy hiểm, rủi ro. Bởi lẽ, không phải cán bộ tín dụng nào cũng có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác thẩm định.
Ngoài ra, nhiều cán bộ nhất là cán bộ tín dụng trẻ chưa có kinh nghiệm đưa ra mức cho vay không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn nhu cầu thực sự, không phù hợp với nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, không dựa trên mức độ rủi ro của khách hàng cũng như tính hiệu quả, khả thi, mức độ rủi ro của dự án, phương án vay vốn…thực tế này đã đặt món vay đó vào tình trạng rủi ro cao. Các quyết định liên quan đến việc cho vay không chính xác, trong đó có việc định kỳ hạn, thời hạn trả nợ của khách hàng, nếu xác định không phù hợp, việc định kỳ hạn, thời hạn trả nợ chưa chính xác, cao hơn hoặc thấp hơn chu kỳ kinh doanh, nguồn trả nợ, thu nhập của khách hàng, làm khách hàng không kịp trả nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ bị cơ cấu thời hạn, kỳ hạn trả nợ hoặc khách hàng chiếm dụng vốn của Ngân hàng, dẫn đến phát sinh các khoản nợ bị rủi ro do khách hàng tiếp tục quay vòng vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích.
Bên cạnh đó, sự thẩm định sơ sài, cầu thả của cán bộ tín dụng cũng là một tồn tại hiện này, lúc này có thể chưa xảy ra tổn thất nhưng cũng tạo ra những mầm mống rủi ro cho món vay. Trong quá trình thẩm định, có những cán bộ không đọc kỹ thông tin khách hàng đưa ra (báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo...), không tìm hiểu hết các kênh thông tin về khách hàng hoặc không phân tích cẩn thận, kiểm tra thực tế. Chính sự cầu thả trong cung cách làm việc, nhất lại là thẩm định món vay là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho vay sai lầm và thực tế là tổn thất tín dụng đã xảy ra đối với những món vay này.
> Công tác kiểm tra sau khi cho vay sơ sài, chưa chặt chẽ
Do chủ quan của cán bộ tín dụng, chưa đánh giá cao vai trò của kiểm tra, nhất là sau khi cho vay. Một mặt, do trình độ cán bộ chưa đồng đều, chưa đảm trách được hoạt động này để phát hiện những dấu hiệu “có vấn đề” trong món vay. Mặt khác, nhiều cán bộ tín dụng chưa ý thức cao về vai trò kiểm soát sau cho vay, nếu có làm thì làm một cách sơ sài. Với hạn chế này, rất nhiều món vay đã bị tổn thất do cán bộ không kiểm soát sau.
Một thực tế hiện nay còn tồn tại là việc dữ liệu không được thường xuyên cập nhật, đặc biệt là tình hình tài chính, nhân thân…của khách hàng. Khách hàng đã thay đổi địa điểm kinh doanh, chỗ ở nhưng cán bộ tín dụng không hay biết nếu không có đoàn kiểm tra đi đối chiếu, kiểm tra thực tế. Mặt khác, tình hình tài chính của khách hàng không được đều đặn cập nhật. Có thể hàng quí cán bộ tín dụng vẫn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài chính nhưng thực tế những thông tin đó đúng hay sai, có trung thực hay không thì có khi cán bộ tín dụng cũng không biết bởi vì việc cung cấp này chỉ trên sổ sách. Trên thực tế, các thông tin thu thập chủ yếu dựa vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn. Tính chủ động thu thập, phân tích, kiểm tra các thông tin này thực sự chưa được thực hiện triệt để, thường xuyên trong một số cán bộ tín dụng của Chi nhánh.
+ Sự yếu kém, hạn chế trong trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của cán bộ tín dụng.
Thực chất, các nguyên nhân trên một phần lớn bắt nguồn từ sự yếu kém, hạn chế trong trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín dụng. Hiện nay, những cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ tốt, có kinh nghiệm chưa nhiều. Tại thời điểm này, tại Chi nhánh, có rất nhiều cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm làm công tác tín dụng. Do vậy, trong quá trình cho vay họ dễ mắc sai lầm. Ngoài ra, sự yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quá trình kiểm soát sau là nguyên nhân khiến cán bộ tín dụng khó phát hiện ra dấu hiệu bất thường, rủi ro cho khoản vay (trong khâu tiêu thụ hàng, giá bán ra có đảm bảo lãi không, sử dụng tiền vay đúng mục đích chưa, tiền vay đang ở khâu nào, tình hình tài chính như vậy có gì khó khăn không…). Do vậy sự yếu kém trong trình độ, năng lực chuyên môn, thiếu kinh nghiệm hiện nay của
cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Chi nhánh. + Rủi ro do đạo đức của cán bộ tín dụng:
Hiện nay, Chi nhánh đã ban hành cuốn “ Chuẩn mực văn hoá doanh nghiệp”, trong đó đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi cán bộ, trong đó có cán bộ tín dụng. Thực tế, không phải cán bộ nào cũng có đạo đức nghề nghiệp, nhất lại là trong nghiệp vụ tín dụng, một nghiệp vụ khá nhạy cảm trong mối quan hệ cán bộ với khách hàng. Thực tế đã phát sinh những cán bộ ngân hàng lợi dụng khách hàng trong quá trình tác nghiệp để trục lợi, tìm mọi cách hợp thức hoá hồ sơ cho vay để có thể cấp tín dụng cho khách hàng, hay ngược lại có những khách hàng mua chuộc cán bộ, thậm chí là cấp trên, để được cấp tín dụng. Việc khó cưỡng lại sự hấp dẫn của những điều kiện này đã làm phát sinh tình trạng khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, cán bộ tiếp tay cho khách hàng để đảo nợ, lừa đảo Ngân hàng. Vì thiếu đạo đức nghề nghiệp nên cán bộ tín dụng có thể bỏ qua những khách hàng có tiềm năng tốt để cấp tín dụng cho khách hàng không có tiềm năng hoặc có tình trạng tài chính, tín dụng, nhân thân xấu.
+ Yếu kém và khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin.
Nguyên nhân này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chưa phát triển trong hệ thống NHNo Việt Nam. Trong quá trình tác nghiệp, việc nhập dữ liệu vào máy tính bị trục trặc kỹ thuật gây phát sinh lỗi (nhất là gây ra việc phân loại khách hàng không chính xác). Ngoài ra, do qui định của NHNo Việt Nam (các PGD không được trực tiếp khai thác thông tin CIC, việc thu thập thông tin phải qua Hội sở chính, và từ Hội sở chuyển về Trung tâm công nghệ thông tin) nên khả năng tiếp cận trực tiếp, chủ động công nghệ thông tin tại các PGD chưa cao.
Các thông tin về khách hàng còn khá nghèo nàn. Thông tin về khách hàng chủ yếu là thông tin về tình hình dư nợ, tài chính…các thông tin liên quan đến các ngành, lĩnh vực đầu tư ít được quan tâm khai thác. Thậm chí, có khi cán bộ tín dụng chỉ tìm hiểu được thông tin về tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD, thông tin về tình hình tài chính ít khi thu thập được.
- Môi trường kinh doanh
+ Tác động tiêu cực của môi trường kinh tế:
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay bị ảnh hưởng khá rõ nét của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động đến nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Ảnh hưởng của nó là sự suy thoái kết hợp với tình trạng lạm phát của nền kinh tế từ năm 2006 – 2007 trong nước…đã gây ra những khó khăn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước nói chung và của các khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Cụ thể đó là việc tiêu thụ hàng hoá bị giảm sút, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu.
Chính sách kích cầu với “gói hỗ trợ lãi suất” phần nào tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp về vốn nhưng vấn đề “đầu ra” cho các doanh nghiệp chưa được giải quyết nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay cho Ngân hàng, nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như: hàng dệt may (chăn ga gối đệm, mặt hàng thiết bị bếp …). Hậu quả là làm cho doanh nghiệp phát sinh nhiều nợ nhóm 2 (do điều chỉnh kỳ hạn nợ), nhóm 3 (do gia hạn nợ) chủ yếu do nợ quá hạn.
Mặt khác, những bất ổn của các thị trường cũng làm một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đó gặp khó khăn, ví dụ như sự tăng giá thép tăng cuối năm 2008, sau đó giảm sút mạnh, do vậy, một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, trong đó có mặt hàng thép bị lỗ nặng do nhập đầu vào cao nhưng lại bán với giá thấp.
Ngoài ra, sự yếu kém trong điều hành thị trường, nhất là thị trường ngoại hối gây bất lợi cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu có sử dụng đồng đôla Mỹ để thanh toán thường gặp khó khăn để mua được đồng tiền này vào quí 2, 3 trong năm. Doanh nghiệp không mua kịp, mua không đủ hoặc mua với giá cao (do phải tính thêm chi phí mua đôla Mỹ do mua kỳ hạn, phải nhận nợ bằng đôla Mỹ…). Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh doanh cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp để thanh toán nợ vay cho Ngân hàng đúng và đủ kỳ hạn trả nợ.
+ Tác động tiêu cực của tính bất ổn, thiếu đồng bộ của chính sách luật pháp:
Vấn đề luật pháp ở nước ta hiện nay còn rất nhiều bất cập. Sự thay đổi liên tục, thiếu tính thực tế, khả thi, thậm chí còn chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Mặt khác, sự thay đổi của luật pháp làm cho doanh nghiệp thực sự “không kịp trở tay” khiến quá trình vận hành hoạt động kinh doanh bị xáo trộn, dẫn đến việc chậm thanh toán nợ cho Ngân hàng.
Một vấn đề nữa về luật pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng là về thủ tục và thời gian thi hành án. Do tính bất cập, tiêu cực trong khâu thi hành án làm cho Ngân hàng mất nhiều thời gian, công sức, phát sinh thêm nhiều chi phí khi phát mại tài sản của khách hàng để thu hồi nợ.
+ Thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch mua bán
Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc theo dõi tiến độ thực hiện phương án, dự án kinh doanh, dòng tiền và tình hình tài chính của khách hàng đối với Ngân hàng. Một lượng lớn doanh thu cũng như chi phí đầu vào của doanh nghiệp, hộ sản xuất lại được giao dịch bằng tiền mặt. Do vậy, nếu cán bộ tín dụng không trực tiếp kiểm tra sổ sách thực tế của khách hàng thì việc nắm bắt tình hình của khách hàng