Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 41 - 53)

- Hoạt động huy động vốn

2.2.1.1.Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh

Rủi ro tín dụng chủ yếu xuất phát từ các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện rõ rất rủi ro tín dụng và tổn thất của Ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh trong thời gian qua như sau

Bảng 2.3: Nợ quá hạn từ năm 2006 - 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn 315,55 125,73 696,73 852,92

Tổng dư nợ 2.456 3.462 3.438 4.646

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,13 0,04 0,20 0,18

(Nguồn báo cáo dư nợ năm 2006-2009 của NHNo Hà Nội)

đến năm 2007 giảm đáng kể nhưng lại tăng mạnh vào năm 2008 với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (20%). Từ năm 2006 - 2008, tổng dư nợ của Chi nhánh tăng lên và nợ quá hạn cũng tăng lên. Có thể hiểu, năm 2008 là năm đầy khó khăn của nền kinh tế trong nước. Năm 2007, nền kinh tế tăng trưởng tốt nhưng tỷ lệ lạm phát cao. Yếu tố này cộng hưởng với tác động của cơn bão tài chính thế giới đến Việt Nam trong năm 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng.

Việc tiêu thụ hàng hoá khó khăn, tình trạng “ế hàng” thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Việc mất hợp đồng, các đơn đặt hàng, đối tác chậm thanh toán tiền hàng…liên tiếp xảy ra khiến các doanh nghiệp bị lỗ gây khó khăn về tài chính. Ngoài các nguyên nhân trên, nợ quá hạn của Chi nhánh còn xuất phát từ các nguyên nhân khác: khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng, khách hàng bị ốm đau, ốm chết…

Năm 2009, hậu quả của tình hình khó khăn của kinh tế trong nước vẫn ảnh hưởng tới các chủ thể kinh tế, làm cho nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn tăng khá nhiều, tuy với mức tăng không cao như năm 2008.

Chi tiết về tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua như sau:

* Nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 2.4: Phân nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Đơn vị: tỷ đồng Nợ quá hạn Ngắn hạn Tỷ trọng/dư nợ quá hạn (%) Trung hạn Tỷ trọng/dư nợ quá hạn (%) Năm 2006 179,86 57 135,69 43 Năm 2007 72,92 60,5 52,81 39,5 Năm 2008 264,76 66 431,97 38 Năm 2009 341,17 70,5 511,75 29,5

(Nguồn: báo cáo dư nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)

Từ số liệu trên có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với vay trung dài hạn, năm 2009, tỷ lệ này tới 70,5% nợ quá hạn của Chi nhánh. Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao như vậy do các khoản nợ

trung dài hạn chưa đến hạn thu nợ và nợ gốc được chia nhỏ ra thanh toán định kỳ hàng tháng, quí nên khả năng thanh toán thường tốt hơn, có thể trong tương lai mới bộc lộ rủi ro. Trong khi các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn, khách hàng chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân quá hạn chính do khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng cố tình không trả nợ Ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích…Ngoài những nguyên nhân trên, nợ quá hạn còn xuất phát từ lý do khách hàng bị chết, ốm đau…(mặc dù nguyên nhân này không phải là nhiều).

Nợ trung dài hạn chủ yếu đầu tư tài sản dài hạn (tài sản cố định), phục vụ đời sống. Trong các khoản nợ trung hạn quá hạn trên, các khoản nợ cho vay tiêu dùng (khách hàng trả nợ bằng lương, không có tài sản đảm bảo) quá hạn khá nhiều (do khách hàng không trả nợ là chủ yếu). Tuy rằng, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trung hạn bị quá hạn không nhiều nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân mà trong thời gian gần đây, việc cho vay tiêu dùng của Chi nhánh cũng bị hạn chế

* Nợ quá hạn theo đồng tiền cho vay

Tình hình nợ quá hạn theo đồng tiền cho vay trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo đồng tiền cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn Dư nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dư nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dư nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dư nợ Tỷ trọng (%) Nội tệ 230,35 1.442 15,97 86,83 2.657 3,27 529,51 2.372 22,32 520,28 3.379 15,40 Ngoại tệ (qui đổi

VND tại thời điểm báo cáo)

85,20 1.014 8,4 38,90 805 4,83 167,22 1.066 15,69 332,64 1.267 26,25

(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2006-2009, nợ quá hạn của đồng nội tệ luôn cao hơn ngoại tệ. Tỷ lệ này cũng tương đối phù hợp thực tế là dư nợ nội tệ cao hơn dư nợ ngoại tệ. Tỷ lệ nợ ngoại tệ quá hạn trên dư nợ ngoại tệ có xu hướng tăng lên, năm 2009, tỷ lệ này cao nhất với mức dư nợ ngoại tệ bị quá hạn cũng cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong dư nợ ngoại tệ, dư nợ cho vay bằng đồng USD là chủ yếu. Nợ quá hạn ngoại tệ có nguyên nhân bắt nguồn từ tình hình tài chính doanh nghiệp (do khó khăn trong khâu tiêu thụ, khách hàng chậm thanh toán, làm ăn bị lỗ…) nhưng một phần bị quá hạn do khó khăn trong việc tìm nguồn USD để thanh toán các khoản nợ. Có những thời điểm khách hàng không thể mua được đồng USD, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ ngoại tệ bị quá hạn.

Năm 2008 là năm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn bằng đồng VND để đầu tư vốn lưu động. Các doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn rẻ nên vay chủ yếu bằng đồng VND để nhập khẩu khiến nhu cầu nhập khẩu trong năm này rất cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng hoá. Việc mất hợp đồng, nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài bị giảm sút…khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho cung đồng USD bị giảm và hậu quả là các doanh nghiệp gặp khó khăn khi mua đồng USD để thanh toán các khoản nợ cho Ngân hàng và các đối tác nước ngoài. Việc khan hiếm đồng USD (đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch mua bán ngoại thương) ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây chậm tiến độ chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí mua USD cũng vì thế mà bị đẩy lên khiến giá thành sản phẩm hàng hoá cao hơn, khả năng cạnh tranh, tiêu thụ bị giảm sút càng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.

Đồng thời với vấn đề này là tình hình tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu bị bất lợi, gây phát sinh nợ quá hạn cho các doanh nghiệp (trong khi các doanh nghiệp này chủ yếu vay bằng đồng VND).

* Nợ quá hạn theo từng loại hình khách hàng

Cụ thể số liệu theo tiêu chí nợ quá hạn theo loại khách hàng như sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo loại hình khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Nợ quá hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DNNNN 145,05 51,53 68,52 82,58

HTX 0,15 0 1,86 4,78

HSX CN 28,46 20,60 236,43 320,32

Tổng cộng 315,55 125,73 696,73 852,92

(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)

Dư nợ quá hạn của nhóm khách hàng DNNN năm 2006 ở mức cao nhất và giảm mạnh vào năm 2007. Tuy nhiên, xu hướng tăng nợ quá hạn của nhóm khách hàng này lại thể hiện từ năm 2007-2009, mặc dù mức tăng không cao. Có thể thấy rằng, năm 2008, dư nợ của DNNN thấp nhất nhưng tỷ lệ quá hạn của nhóm khách hàng này trên dư nợ cao thứ hai so với các năm. Đây cũng là kết quả của nhiều tác động các nhân tố tại thời điểm đó (do tác động cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm này). Tuy vậy, với những số liệu trên cho thấy những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm nợ quá hạn đối với loại hình DNNN (mà trước đây và hiện nay còn “mang tiếng” là làm ăn kém hiệu quả…), cũng là thể hiện việc cho vay có chọn lọc khi cấp tín dụng cho loại khách hàng đặc biệt này do đây cũng là đối tượng khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo là chủ yếu.

Dư nợ quá hạn của nhóm khách hàng là DNNQD trong giai đoạn 2006-2009 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số dư nợ quá hạn của Chi nhánh. Năm 2006, dư nợ quá hạn chiếm số lượng cao nhất. Với dư nợ luôn cao nhất so với dư nợ của các nhóm khách hàng khác, đây là vấn đề cần giải quyết đối với Chi nhánh khi mà xu hướng tư nhân hoá các thành phần kinh tế đã và đang diễn ra. Việc áp dụng chặt chẽ, đẩy đủ các điều kiện vay vốn là cần thiết để lành mạnh hoá dư nợ cho vay đối với các DNNQD.

Đối với nhóm khách hàng là HTX, tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp, tương ứng với mức dư nợ thấp của nhóm khách hàng này. Tại Chi nhánh, số lượng khách hàng là HTX không nhiều (trong giai đoạn 2006-2009, chỉ khoảng 15-20 HTX vay vốn tại Chi nhánh) nhưng dư nợ cho vay trên một khách hàng HTX cao. Do vậy, Chi nhánh cũng đã nỗ lực để giảm rủi ro khi cấp tín dụng cho loại hình khách hàng này.

Nợ quá hạn của nhóm khách hàng là HSX CN trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần. So với dư nợ của nhóm khách hàng HSX CN từ năm 2006-2009, có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của nhóm này năm 2008 quá cao. Lý giải

cho điều này là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của khách hàng trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, so dư nợ năm 2009 là 1.106,4 tỷ đồng (do chính sách mở rộng tín dụng và ưu đãi về lãi suất) với dư nợ quá hạn năm này cho thấy nỗ lực của Chi nhánh để giảm nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng này (dư nợ tăng lên rất nhiều nhưng nợ quá hạn tăng ít) với việc tăng cường cho vay có lựa chọn khách hàng vay tiêu dùng (chủ yếu áp dụng cho vay tín chấp) và vay sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, tình hình nợ quá hạn của nhóm khách hàng này tại Chi nhánh trong năm 2009 đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 41 - 53)