Hoạt động quản lý cho vay tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 54 - 56)

- Hoạt động huy động vốn

2.2.2.2. Hoạt động quản lý cho vay tại Chi nhánh

- Thực hiện qui trình cho vay theo qui định của NHNo Việt Nam

Dựa trên qui định của NHNo Việt Nam và phù hợp với thực tế Chi nhánh, NHNo Hà Nội đã ban hành các qui định về quyền phán quyết. Trong đó, qui định mức phán quyết đối với PGD trực thuộc Chi nhánh (hiện nay là 1 tỷ đồng đối với cho vay DN, 500 triệu đồng đối với hộ sản xuất, cá nhân vay thế chấp và 50 triệu đồng đối với cá nhân vay tiêu dùng). Các qui định về mức phán quyết có sự thay

đổi từng thời kỳ phù hợp với tình hình mới.

Đối với các món vay trong quyền phán quyết, cán bộ tín dụng tại PGD tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình, sau đó trình lãnh đạo Phòng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc PGD là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng.

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, PGD trình NHNo Hà Nội thông qua Phòng kinh doanh để tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến trình lãnh đạo Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. PGD thực hiện việc cho vay, theo dõi và thu nợ theo đúng thông báo của Giám đốc.

Phòng kinh doanh tại Hội sở chính thực hiện cho vay theo Quyết định 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007 về việc “Ban hành quy định phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng”, Quyết định 639/QĐ-HĐQT- KHTH ngày 26/05/2008 và Quyết định 222/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 02/03/2009 về việc “Sửa đổi bổ sung phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng” được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp hạng tín dụng của mỗi khách hàng và xếp hạng của chính từng chi nhánh tương ứng.

Các món vay trong quyền phán quyết, cán bộ tín dụng tại Hội sở tiếp nhận và thẩm định hồ sơ rồi đưa ra ý kiến của mình trình lãnh đạo Phòng. Lãnh đạo Phòng kinh doanh tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Nếu đồng ý, cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp giải ngân, quản lý khoản vay và thu nợ. Nếu không đồng ý, Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng.

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh thẩm định và trình Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thông qua Ban Tín dụng (Ban tín dụng doanh nghiệp và Ban tín dụng hộ). Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc để ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng

giám đốc.

- Cơ cấu giám sát, kiểm tra, định hướng hoạt động tín dụng

Chi nhánh NHNo Hà Nội được phân chia các phòng nghiệp vụ, trong đó đó có Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, hỗ trợ Ban Giám đốc trong điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tín dụng tại Phòng kinh doanh tại Hội sở, các PGD thuộc Chi nhánh, phát hiện và đề xuất biện pháp đối với các khoản nợ có vấn đề. Ngoài ra, theo từng đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất có bổ sung thêm cán bộ nghiệp vụ hoặc lãnh đạo Phòng kinh doanh đi cùng thực hiện.

Phòng kế hoạch tổng hợp dựa trên tình hình nguồn vốn của Chi nhánh, định hướng kinh doanh của Chi nhánh, sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam làm căn cứ để đề xuất lãnh đạo phê duyệt kế hoạch dư nợ từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w