- Hoạt động huy động vốn
2.2.1.2. Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh
Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 dựa trên cơ sở phân loại nhóm nợ theo quyết định 463/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNo Việt Nam. Theo đó, việc phân loại nợ theo các nhóm trong thời gian từ năm 2006-2009 như sau:
Bảng 2.7: Phân loại nợ theo nhóm
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm nợ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng% Dư nợ Tỷ trọng % Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 615,515 25,06 42,529 1,23 843,869 24,55 1.343,640 28,92 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 15,993 0,65 6,290 0,18 72,045 2,09 28,409 0,61 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 2,416 0,10 2,341 0,07 0,915 0,03 8,455 0,18 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 258,542 10,53 98,228 2,84 102,771 2,99 102,829 2,22
Tổng cộng 892,466 149,388 1.019,6 1.483,333
Tổng dư nợ 2.456 3.462 3.438 4.646
Tỷ lệ dư nợ các nhóm /tổng dư nợ 36,34% 4,135% 29,66% 31,93%
(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)
Theo quyết định 463/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNo Việt Nam, nợ nhóm 2 là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ), các khoản nợ đưa vào nợ nhóm 2 theo đánh giá của TCTD…Nợ nhóm 2 là các khoản nợ có mức đô rủi ro thấp hơn so với các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đó là các khoản nợ mà ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ vay vì lý do khách quan hay chủ quan làm chậm việc thanh toán hoặc thay đổi thời gian trả nợ.
Có thể thấy trong thời gian qua, nợ nhóm 2 thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn bị quá hạn dưới 90 ngày và nợ bị cơ cấu lại thời hạn, kỳ hạn trả nợ.
Xem xét chỉ tiêu nợ từ nhóm 3 trở lên bằng con số tương đối (tỷ trọng phần trăm trong tổng dư nợ) có thể thấy rằng các nhóm nợ từ nhóm 3 trở lên chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ. Xét theo con số tuyệt đối, có thể thấy khi dư nợ tăng cao thì tổng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 cũng tăng theo. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, cần phải chú trọng chất lượng cho vay như thế nào để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Căn cứ vào số liệu các nhóm nợ từ năm 2006-2009 của Chi nhánh, ta có bảng số liệu về tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
276,95
= 0.11 106,86 = 0.03 174,82 = 0.05 139,69 = 0.03
2.456 3.462 3.438 4.646
Nợ xấu là nhóm nợ có rủi ro rất cao. Về tính chất của dư nợ xấu năm 2006 – 2007 khác hơn so với năm 2008 và 2009 do tiêu chí xếp nhóm nợ đã có sự thay đổi. Theo quyết định 463/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNo Việt Nam, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được phân như sau:
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là những khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bị quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ được đưa vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn theo sự đánh giá của tổ chức tín dụng.
Đây là nhóm nợ mà ngân hàng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Rủi ro tín dụng của nhóm này đã tăng lên, khách hàng đã bị quá hạn trên 90 ngày, thậm chí khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng bị quá hạn (dưới 90 ngày). Mức trích rủi ro của nhóm nợ này vì thế tăng lên nhằm tránh tổn thất cao hơn có thể xảy ra.
Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): là những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn
đã cơ cấu lại; các khoản nợ được xếp vào nhóm nợ nghi ngờ theo đánh giá của tổ chức tín dụng.
Nhóm nợ này được ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Thời gian quá hạn của nhóm nợ này tăng lên trên 181 ngày đối với nợ bị quá hạn và trên 90 ngày đối với nợ được cơ cấu lại bị quá hạn. Như vậy, mức độ rủi ro của nhóm này tăng cao hơn của nhóm 3. Thời gian khách hàng chưa trả được nợ tăng lên gây ra tổn thất lớn hơn cho ngân hàng và khả năng không trả được nợ cao hơn. Mức trích rủi ro cho nhóm nợ này cũng cao hơn nhóm 3.
Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): là những khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quá hạn trên 180 ngày, các khoản nợ được xếp vào nhóm nợ có khả năng mất vốn theo đánh giá của tổ chức tín dụng.
Đây là nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất, ngân hàng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ. Thực tế nhóm nợ này đã gây tổn thất lớn cho ngân hàng, thời gian quá hạn gốc, lãi và trích rủi ro cho nhóm nợ này tác động đến thu nhập của ngân hàng ở mức cao nhất, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chi trả của ngân hàng. Mức trích rủi ro của nhóm này vì thể mà ở mức là 100% theo dư nợ được khấu trừ.
Cùng với sự tăng lên của nhóm nợ là sự tăng lên của rủi ro tín dụng. Nợ từ nhóm 3 trở lên đã được coi là nợ xấu, việc quản lý các khoản nợ này phải được thực hiện nhanh chóng nhằm ngăn chặn những tình huống xấu nhất đối với khoản nợ vay cũng như tìm biện pháp thu hồi nợ, giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.
Như vậy, năm 2006, và đến giữa năm 2007, việc xếp loại nhóm nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Thời gian tiếp đó đến 2009, việc xếp loại nhóm nợ tuân theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN và Quyết định 636/QĐ- HĐQT-XLRR của NHNo Việt Nam. Theo sự thay đổi này, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 được xếp vào nhóm 3, chủ yếu là các khoản nợ được gia hạn nợ. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo Hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm 3. Như vậy, những thay đổi này sẽ làm thay đổi cơ cấu của các nhóm nợ trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu, với cách xếp loại theo tiêu chí này, sẽ đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro của khoản vay.
Đi sâu hơn vào nợ xấu, chúng ta phân tích dư nợ xấu theo loại hình khách hàng như sau:
Bảng 2.9: Nợ xấu phân theo loại hình khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Loại hình
khách hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DNNNN 130,16 31,248 10,59 0
DNNQD 112,35 55,90 84,57 75,90
HTX 0 0 0 0
HSX CN 34,44 19,715 79,67 63,79
Tổng cộng 276,95 106,86 174,82 139,69
(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)
Theo bảng số liệu trên, DNNN có nợ xấu giảm dần. Như vậy, nỗ lực giảm nợ xấu đã thể hiện rõ nét đối với nhóm khách hàng này. Như đã nói trên, đây là nhóm khách hàng mà vay chủ yếu bằng tín chấp. Mặc dù xét về số lượng khách hàng cho vay không nhiều nhưng dư nợ vay trên một khách hàng lại rất lớn. Vì vậy, con số này có ý nghĩa lớn với Chi nhánh trong việc giảm chi phí khi trích lập dự phòng rủi ro cũng như hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNN.
Đối với DNNQD, trong thời gian qua, dư nợ xấu có biến động mạnh mẽ, năm 2007, dư nợ xấu giảm mạnh. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ xấu của Chi nhánh đối với nhóm khách hàng này trong thời qua lại là con số tăng dần, trong đó, năm 2006 là trên 40%, năm 2009 là gần 55%. Con số này đặt ra vấn đề cần giải quyết nhằm hạn chế rủi ro của nhóm khách hàng này khi Chi nhánh có xu hướng tăng dư nợ cho vay đối với DNNQD
Nợ xấu của nhóm khách hàng là HTX luôn bằng 0 (nợ quá hạn chủ yếu nằm trong nhóm 2). Mức dư nợ của nhóm khách hàng này thấp so với các nhóm khách hàng khác nhưng hoạt động khá hiệu quả, với mức độ rủi ro tín dụng thấp. Đây có
thể là một trong những lý do xem xét để có thể đầu tư tín dụng vào nhóm khách hàng này.
Xét nợ xấu của nhóm khách hàng là HSX CN trong thời gian qua như sau: năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này chiếm 10,67% trên dư nợ của nhóm, năm 2008 tăng lên 27,66%. Con số này ở mức thấp vào năm 2007 (6,3%) và năm 2009 (5,77%). Thực tế, mặc dù dư nợ của nhóm khách hàng này không phải là cao so với dư nợ của nhóm khách hàng là DNNN và DNNQD, chỉ tăng cao vào năm 2009, nhưng tỷ lệ nợ xấu của nhóm HSX CN trong thời gian qua còn ở mức khá cao. Vì vậy, Ngân hàng cần lưu tâm khi phát triển hoạt động cho đối với HSX CN. Bởi lẽ, trong tương lai, đây cũng là một nhóm khách hàng lớn của Chi nhánh, bằng chứng cho thấy là dư nợ năm 2009 của nhóm khách hàng này là 1.106,4 tỷ, chiếm 23,82% tổng dư nợ Chi nhánh, cao nhất trong thời gian qua. Trong nhóm khách hàng này có một tỷ lệ khách hàng là cá nhân vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (trong đó nguồn trả nợ bằng tiền lương). Số lượng khách hàng vay tiêu dùng khá cao, mặc dù dư nợ cho vay mỗi khách hàng thấp (chỉ vài chục triệu). Tuy nhiên, số khách hàng vay tiêu dùng bị đưa vào nhóm 5 nhiều, so với các khách hàng vay sản xuất kinh doanh. Điều này cần được chú ý khi cấp tín dụng, bởi vì rủi ro của nhóm khách hàng này là tương đối cao khi không có ràng buộc bằng tài sản thế chấp, thời gian vay vốn thường kéo dài (do chủ yếu vay phục vụ nhu cầu đời sống với nguồn trả nợ bằng lương).
2.2.1.3. Dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm tại Chi nhánh
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đối với 5 nhóm nợ quy định Khoản 1 Điều này như sau:
> Nhóm 1: 0% > Nhóm 2: 5% > Nhóm 3: 20% > Nhóm 4: 50% > Nhóm 5: 100%.
2009, có bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng RRTD
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DPC DPCT DPC DPCT DPC DPCT DPC DPCT 16,48 247,12 25,23 95,71 25,01 260,55 34,07 149,87 Tỷ lệ dự phòng RRTD 263,6 = 0,11 120,94 = 0.03 285,56 = 0,08 183,94 = 0.04 2.456 3.462 3.438 4.646
(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của Chi nhánh NHNo Hà Nội)
Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu là cao nhất thì tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cũng là cao nhất và ngược lại đối với năm 2007 và 2008, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro thấp nhất cũng tương ứng với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp nhất.
Dự phòng rủi ro được trích lập nhằm bù đắp tổn thất tín dụng xảy ra. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính vào chi phí của Ngân hàng và làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, mức trích rủi ro của Chi nhánh trong thời kỳ này là có xu hướng tốt hơn, chỉ có năm 2008, tỷ lệ trích tăng, còn lại, năm 2007, năm 2009, với dư nợ cao như vậy, tỷ lệ nợ xấu cũng như mức trích lập rủi ro của Chi nhánh giảm. Năm 2008, tỷ lệ trích tăng so với năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn năm 2006, điều này cũng cho thấy nỗ lực của Chi nhánh trong thời gian qua là rất cố gắng, mặc dù các điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi cho nền kinh tế nhưng Chi nhánh vẫn nỗ lực nhằm đảm bảo chất lượng các khoản nợ ở mức độ tốt nhất có thể.
Xét tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.11: Tỷ lệ dự phòng so với nợ xấu Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ dự phòng so với nợ xấu 263,6 = 0,95 120,94 =1,13 285,56 = 1,63 183,94 = 1,3 276,95 106,86 174,82 139,69
Dự phòng ở đây bao gồm dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể. Năm 2006, tỷ lệ này thấp nhất, nguyên nhân là do dư nợ xấu trong tổng dư nợ cao
nhất và mức trích dự phòng rủi ro đứng thứ hai trong giai đoạn này. Các năm khác có tỷ lệ dự phòng so với nợ xấu cao hơn 1, cao nhất là năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là dư nợ năm 2007-2009 tăng khá mạnh làm mức trích dự phòng chung cao, trong khi nợ xấu lại giảm (dự phòng cụ thể cũng giảm theo).
Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phòng so với các khoản nợ xấu nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm. Hai chỉ tiêu này càng cao thì sự chủ động của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra càng cao. Chi nhánh NHNo Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung qui định trích lập dự phòng rủi ro theo qui định của NHNN và NHNo Việt Nam. Điều này không chỉ cho thấy sự chấp hành các qui định của Ngân hàng cấp trên mà còn cho thấy sự chủ động của Ngân hàng khi tổn thất tín dụng xảy ra, hay dự phòng tổn thất cho những khoản nợ vay tại Ngân hàng.
* Vấn đề tài sản đảm bảo của Chi nhánh:
Xem xét về thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2009 thông qua vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay như sau:
Số liệu về tình hình tài sản đảm bảo tại Chi nhánh cho thấy, tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ trên dưới 30% tổng dư nợ. Tỷ lệ này có thể là một con số tạo nên sự an toàn, đảm bảo hay chưa còn phải xem xét vào tính thanh khoản, giá tài sản đảm bảo, khả năng quản lý tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Tuy nhiên, con số này có được là do chủ yếu tài sản hình thành từ vốn vay vì nếu coi tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay không phải là tài sản đảm bảo thì con số trên sẽ bị đảo ngược lại, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo là khoảng 30% và còn lại là không có tài sản đảm bảo. Như vậy, khi có tổn thất tín dụng, việc phát mại tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay sẽ phụ thuộc vào các điều kiện tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay: khả năng quản lý tài sản của Ngân hàng, tính thanh khoản của tài sản, giá trị tài sản, rủi ro mất mát tài sản…
Có thể thấy trong thời gian qua, tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là DNNN, một số khách hàng là HTX và cá nhân vay tiêu dùng
trong đó nguồn trả nợ bằng lương, thu nhập từ ngân sách nhà nước. Do vậy, rủi ro mất vốn cần được tính đến khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này.
2.2.2. Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của NHNN, NHNo Việt Nam, công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hà Nội đã và đang được thực hiện nhằm nỗ lực hạn chế rủi ro, tổn thất phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, nội dung