Kiện toàn, phát huy vai trò của BCĐ HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

- Tập trung vào thời gian hè: 0%.

3.2.2. Kiện toàn, phát huy vai trò của BCĐ HĐGDNGLL.

+ Mục tiêu của biện pháp:

Xác định BCĐ là bộ máy tham mưu, tư vấn chuyên môn đặc thù, nhằm giúp cho HT chỉ đạo tốt kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDNGLL của nhà trường, kiểm tra đánh giá được hoạt động. Ban là cầu nối tạo sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ nhịp nhàng giữa các tổ chức, hội đoàn thể, bộ phận chức năng, trong nhà trường và các lực lượng GD khác được thông suốt, ổn định, phân bố thời gian hợp lý, tránh các hoạt động GD diễn ra trong nhà trường chồng chéo, trùng lắp, cản trở lẫn nhau.

BCĐ quán triệt thống nhất các quan điểm nhận thức, xây dựng kế hoạch cho toàn thể GV và các tổ chức, đoàn thể. Đặt biệt phát huy cơ chế chỉ đạo, phối hợp HĐGDNGLL và trách nhiệm của các lực lượng tham gia để tất cả GV, cán bộ viên

chức nhà trường và cộng đồng xã hội hiểu rõ và thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của mình

+ Nội dung và cách thực hiện.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2, chúng tôi thấy còn rất nhiều trường chưa thành lập BCĐ HĐGDNGLL, việc chỉ đạo chủ yếu là giao cho cán bộ Đoàn phụ trách. Còn lại phần lớn trong số các trường có thành lập BCĐ, nhưng Ban chỉ tồn tại một cách hình thức, thời vụ, thiếu bổ sung, kiện toàn hàng năm, nên hiệu quả chỉ đạo điều hành thấp.

Để nâng cao chất lượng quản lý các HĐGDNGLL, trước tiên nhà trường cần tổ chức, củng cố, kiện toàn lại BCĐ hoạt động như sau:

- HT ra quyết định thành lập BCĐ và hình thành các tiểu ban phụ trách, bổ sung, kiện toàn các thành viên hàng năm vào đầu năm học

- Phân công công việc cụ thể cho từng tiểu ban, từng thành viên, kế hoạch nhiệm vụ phối hợp của các tiểu ban.

Trên cơ sở thông tư 32, kết hợp với yêu cầu thực tiễn GD hiện nay, chúng tôi đề xuất việc tổ chức, kiện toàn BCĐ hoạt động GDNGLL như sau:

* Thành phần BCĐ bao gồm: - Trưởng ban: HT hoặc Phó HT.

- Các thành viên: Đại diện cấp ủy Chi bộ (Đảng bộ); Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn trường; Bí thư Chi Đoàn GV; Chủ tịch Hội Cha mẹ HS; Đại diện các tổ chuyên môn; Kế toán; Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ; Hội Khuyến học cơ sở nhà trường; Tổng giám thị (nếu có); một số GVCN, GVBM có năng lực trong các lĩnh vực hoạt động…

Như vậy, so với thành viên của ban không chỉ gồm Bí thư Đoàn trường, GVCN, GVBM như thông tư 32, mà chúng tôi còn mở rộng thêm đến Hội Cha mẹ HS, Ban chấp hành Công đoàn, Chủ tịch các Hội Chữ Thập đỏ, Khuyến học, Kế toán và đặc biệt là sự có mặt của đại diện cấp ủy Chi bộ(Đảng bộ) cơ sở nhà trường.

BCĐ HĐGDNGLL sẽ trực tiếp chỉ đạo 5 tiểu ban ứng với 5 nhiệm vụ hoạt động sau:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w