Tỷ lệ chi cho GD trong tổng chi NS địa

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

II Thiết bị dạy học và SGK

3 Tỷ lệ chi cho GD trong tổng chi NS địa

phương 21,94% 22,1% 25,4% 29,3%

Nguồn: Sở GD - ĐT Bình Định

Tóm lại: Ngành GD - ĐT Bình Định đã triển khai đồng bộ các hoạt động GD và đạt những kết quả khả quan. GD không ngừng phát triển về qui mô và đa dạng hoá loại hình đào tạo. Chất lượng GD toàn diện được quan tâm, chất lượng văn hoá đại trà được giữ vững, chất lượng GD mũi nhọn được chú trọng. Các điều kiện phục vụ cho công tác dạy - học và HĐGDNGLL được duy trì; đội ngũ GV ngày càng đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng; CSVC - TBDH có cố gắng đầu tư; công tác QLGD có tiến bộ ở một số lĩnh vực, công tác Xã hội hóa GD ở các trường THPT có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, GD - ĐT bậc THPT Bình Định còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: chất lượng GD toàn diện và hiệu quả đào tạo thiếu bền vững, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa; một bộ phận không nhỏ GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông; CSVC - TBDH còn nghèo nàn, lạc hậu; kinh phí đầu tư cho ngành còn hạn hẹp, chưa theo kịp nhu cầu phát triển GD; công tác QLGD thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD - ĐT THPT trong giai đoạn phát triển mới.

2.3. Phân tích thực trạng về nhận thức HĐGDNGLL của các trường THPT tỉnh Bình Định. THPT tỉnh Bình Định.

2.3.1.1. Sử dụng bộ phiếu hỏi bằng câu hỏi đóng mở và kiểm

tra, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát về mức độ nhận thức và thực trạng HĐGDNGLL của CBQL, cán bộ Đoàn TNCSHCM, cán bộ Hội Cha mẹ HS, GV và HS ở các trường THPT tỉnh Bình Định, bằng cách chúng tôi xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi với những nội dung phù hợp, để tiến hành thực hiện cho 3 đối tượng:

* CBQL bao gồm: HT, Phó HT, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn trường * GV bao gồm: GVBM, GVCN, Chủ tịch Hội Cha Mẹ HS.

* Học sinh lớp 10 và 11 THPT.

2.3.1.2. Chọn mẫu để nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát

thực trạng chung bước 1 gồm 9 trường đại diện, trong đó có 5 trường THPT tại huyện Phù Cát - một huyện có tốc độ phát triển Kinh tế, Văn hóa và Xã hội ở mức bình thường, đại diện cho mặt bằng GD chung của cả tỉnh; 4 trường THPT còn lại đại diện cho các vùng miền (miền núi, thành phố Quy Nhơn) và các loại hình trường (Công lập, Ngoài Công lập) trong 2 năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008.

Tổng số: CBQL : 74 người

GVBM, GVCN: 298 người

HS: gồm 1.104 HS của 9 trường THPT trong tỉnh, chúng tôi chọn 1 lớp đại diện cho một khối, một trường chọn 2 đến 3 lớp đại diện cho 2 khối 10 và 11. Lớp lấy phiếu hỏi là những lớp hoạt động bình thường để có thể đại diện cho ý kiến của số đông HS trong nhà trường về HĐGDNGLL(xem phụ lục II,III, IV).

2.3.1.3. Cách xử lý số liệu: Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi

dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD như: tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định..., trên tổng số các đối tượng được khảo sát.

Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểm đánh giá như sau: Tốt: 4 điểm ; Khá: 3 điểm

Trung bình: 2 điểm ; Yếu: 1 điểm

Sau đó, chúng tôi tính điểm bình quân cho mỗi nội dung được đánh giá theo công thức sau: ∑ = = 4 1 1 i i in x N X

xi: là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi ∈ {1,2,3,4}. k = 4

ni: là số người cho điểm xi nội dung tương ứng N: là tổng số người cho điểm từng nội dung

Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích, đánh giá đưa ra những kết luận phù hợp.

2.3.2. Phân tích thực trạng nhận thức về HĐGDNGLL của CBQL, GV và HS. GV và HS.

Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất quan trọng, đặc biệt với những người làm công tác QLGD. Nếu các nhà QLGD nói riêng, GV và HS nói chung, có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về HĐGDNGLL thì chắc chắn hiệu quả GD sẽ thu được rất cao.

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về HĐGDNGLL của CBQLvà GV: Kết quả thăm dò, khảo sát 74 CBQL và 298 GV, tại 9 trường THPT đại diện và GV: Kết quả thăm dò, khảo sát 74 CBQL và 298 GV, tại 9 trường THPT đại diện

cho mặt bằng chung của cả tỉnh về thực hiện chương trình HĐGDNGLL, cho thấy: + Nhận thức về vị trí và mục tiêu của hoạt động: Kết quả nhận thức được nêu trong bảng 2.7 và 2.8.

Bảng: 2.7: Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL.

Các vị trí của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến

SL TL

Đứng ngang hàng HĐ dạy - học trên lớp 33 45%

Đứng sau HĐ dạy - học trên lớp 38 51%

Không có vị trí nào 3 4%

Nhận xét: Có đến 51% CBQL nhận thức HĐGDNGLL đứng ở vị trí ở sau hoạt động dạy - học. Như vậy họ chỉ biết ưu tiên quan tâm đầu tư cho công tác chuyên môn dạy - học thuần túy trên lớp đã duy trì ổn định từ nhiều năm qua, đáp ứng yêu cầu thi cử trước mắt. Điều này chứng tỏ hầu hết CBQL đều có nhận thức bước đầu chưa đầy đủ về vị trí hoạt động này. Đặc biệt với con số 4% CBQL chưa xác định đúng vị trí của hoạt động. Tất cả đó, thể hiện phần nào đó về mặt nhận thức của HT còn mơ hồ về mục tiêu GD toàn diện, chủ trương dạy học phân ban THPT,

thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông nói chung và vai trò vị trí của các hoạt động GD nói riêng, trong đó có HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách toàn vẹn HS. Thực trạng này đặt ra cho ngành GD, cho các nhà trường phổ thông, cho CBQL phải tăng cường nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, GD nhận thức về hoạt động này, để trả lại đúng vị trí của nó.

Bảng: 2.8: Nhận thức về mục tiêu HĐGDNGLL của GV.

Các mục tiêu của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến

SL TL Trang bị kiến thức 8 3% Rèn luyện kỹ năng 11 4% Hình thành thái độ, tình cảm, xúc cảm 27 9% Cả 3 mục tiêu trên 140 47% Không có ý kiến 61 21%

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: có 47% GV nhận thức về mục tiêu cần đạt của hoạt động là trang bị bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ tình cảm cho HS. Có gần 40% GV nhận thức còn phiếm diện về mục tiêu, đây là một quá trình nhận thức lệch lạc đã ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động của GV, đặc biệt có 21% GV chưa xác định được mục tiêu của hoạt động, hậu quả đó là do lâu nay chúng ta chỉ chú ý mặt giáo dưỡng, cung cấp tri thức khoa học bộ môn, xem nhẹ hoạt động GD trong quá trình sư phạm. Thực tế này buộc các CBQL nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác GD nhận thức về mục tiêu của hoạt động cho đội ngũ GV, vấn đề trở thành bứt thiết hơn trong thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay.

+ Nhận thức của CBQL, GV về các loại hình và hình thức HĐGDNGLL cụ thể: Đa số CBQL và GV ở các nhà trường THPT tỉnh Bình Định, nhận thức về các loại hình và hình thức hoạt động cụ thể của HĐGDNGLL thu hút HS khá tốt là những hoạt động: văn nghệ, giao lưu, vui chơi giải trí; thể dục - thể thao(TD - TT); cắm trại dã ngoại và hoạt động đố vui để học, hái hoa kiến thức bộ môn….(xem bảng 2.9 và bảng 2.10)

Bảng: 2.9: Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện HĐGDNGLL.

TT Các loại hình hoạt động

Đánh giá các mức độ thực hiện

X

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w