- Tập trung vào thời gian hè: 0%.
2.6. Kết luận chương 2:
Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Bình Định và nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý HĐGDNGLL của HT trong các trường THPT tỉnh Bình Định, chúng tôi có một số kết luận sau:
Mặc dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn thách thức, do chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế còn thấp; chưa có các dự án sản xuất lớn để làm cho KT - XH phát triển ổn định, bền vững. Song, với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân, Bình Định đang ra sức khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội XVII Đảng bộ tỉnh, từng bước phát triển KT - XH và GD - ĐT, nâng cao đời sống nhân dân…
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ hiệu quả việc tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển nhanh và bền vững, thì GD - ĐT tỉnh nhà cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn và đi truớc một bước.
Xét riêng trong công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như: nhận thức của CBQL, GV, HS và các lực lượng GD khác chưa đúng mức; phương pháp, biện pháp tổ chức, quản lý HĐGDNGLL chậm đổi mới; nội dung, hình thức nghèo nàn, kém hấp dẫn; GV và HS còn thụ động; hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng HĐGDNGLL của CBQL, GV và HS chưa đi vào chiều sâu; CSVC - TBDH, tài chính, phương tiện, cơ chế chính sách…, còn thiếu thốn, bất cập.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do bắt đầu từ nhận thức của HT thiếu quan tâm, xem nhẹ mục tiêu, vai trò, vị trí của HĐGDNGLL; chưa có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để phát huy tiềm năng trong người dạy, người học và các lực lượng tham gia GD, bên cạnh đó các chế định, chính sách, vật lực, tài lực, nhân lực của Ngành GD chưa bắt kịp với nhu cầu thực tiễn.
Để tổ chức, quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL trong nhà trường THPT có hiệu quả bền vững, HT cần tăng cường một cách đồng bộ và toàn diện một số biện pháp quản lý cơ bản sau:
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL cho các lực lượng tham gia GD.
+ Phát huy vai trò của BCĐ HĐGDNGLL; phối hợp tốt với các lực lượng GD, đặc biệt với Đoàn TNCSHCM nhà trường.
+ Xây dựng năng lực đội ngũ và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động của GV và HS.
+ Tập trung các điều kiện, phương tiện CSVC - TBDH, tài chính hổ trợ, cho HĐGDNGLL.
+ Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, kiểm tra, đánh giá.
Từ những vấn đề lý luận chúng tôi đã nêu ở chương 1, cùng với việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định ở chương 2, là cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học
để chúng tôi đưa ra “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bình Định”, đồng thời khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi hiệu quả bền vững của các biện pháp đó.