Tạo mối quan hệ tốt hơn với bạn bè trong lớp và

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 42 - 43)

II Thiết bị dạy học và SGK

3 Tạo mối quan hệ tốt hơn với bạn bè trong lớp và

ngoài lớp, năng lực thích ứng 62 25 10 2 3.5

Nhận thức của HS về các mặt tác dụng không có ảnh hưởng lớn đến bản thân thuộc nhóm: rèn luyện năng lực hợp tác và cạnh tranh; hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, thẩm mỹ, rèn luyện năng lực tự tổ chức quản lý; mở rộng hiểu biết các mối quan hệ xã hội, kỹ năng hoà nhập cộng đồng và năng lực hoạt động chính trị - xã hội; mở rộng thêm sự hiểu biết các lĩnh vực khác, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân… (xem phụ lục IV).

+ Nhận thức về những khó khăn gặp phải khi tham gia các HĐGDNGLL:

Kết quả điều tra cho thấy, HS gặp phải những khó khăn tập trung chủ yếu vào các mặt sau: Mất bình tĩnh, không tự chủ, rụt rè sợ sệt khi xuất hiện trước đám đông, tập thể chiếm 50%; Lúng túng trong cách thức và phương pháp tổ chức hoạt động chiếm 42%; Năng lực hoạt động tập thể, khả năng thao tác, điều hành làm MC (dẫn chương trình) qúa kém chiếm 35%.

Nhận xét chung: HS chỉ nhận thức được những hoạt động có hình thức, nội dung mang tính phong trào, bề nổi gắn liền với tâm lý lứa tuổi và nhà trường thường tổ chức như hoạt động văn hóa, văn nghệ; TD - TT; giao lưu dã ngoại…Đặc biệt các em nhận thức rất đúng về những khó khăn gặp phải khi tham gia tiết sinh hoạt HĐGDNGLL trong thực tế, thuộc về phương thức, kỹ năng, năng lực hoạt động tập thể. Tất cả đó, giúp chúng ta có căn cứ suy nghĩ và đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về năng lực hoạt động tập thể cho HS.

2.4. Phân tích thực trạng công tác chỉ đạo quản lý HĐGDNGLL của cáctrường THPT tỉnh Bình Định. trường THPT tỉnh Bình Định.

Kết quả khảo sát, hỏi ý kiến về thực trạng tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL của 74 CBQL và 298 GV của đại diện 9 trường THPT trong toàn tỉnh, cho thấy:

2.4.1. Thực trạng tổ chức, quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của HTcác trường THPT. các trường THPT.

+ Về việc thành lập BCĐ HĐGDNGLL ở trường: Kết quả cho thấy:

- Có ra quyết định bằng văn bản(thành văn) do Phó HT làm trưởng ban: 24%. - Có ra quyết định bằng văn bản(thành văn) do Bí thư Đoàn trường làm trưởng ban: 0%.

- Có ra quyết định không thành văn(bằng miệng) nói chung chung: 8%. - Không ra quyết định: 9%.

Như vậy, rất nhiều trường HT chưa thực hiện đúng thông tư 32/TT, trong chỉ đạo còn tùy tiện, xem nhẹ hoạt động GD này. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc chỉ đạo có hiệu quả các HĐGDNGLL. Chúng ta cần có giải pháp củng cố, kiện toàn phát huy BCĐ này.

+ Về lực lượng phụ trách chính: Số liệu khảo sát cho thấy:

Do Ban Giám hiệu; 14% ; Do Ban chấp hành Đoàn: 3% ; Do một nhóm GV chuyên trách: 1% ; Do GVCN : 62%.

Như vậy, bên cạnh lực lượng chính là GVCN, thì lực lượng GVBM thể hiện vai trò mờ nhạt, đứng ngoài cuộc, đây cũng là vấn đề trì trệ trong chỉ đạo, điều hành của các HT.

+ Về thời điểm tổ chức diễn ra các hoạt động: Thực tế các ý kiến cho biết: - Thời điểm đầu mỗi tháng: 19%.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w