Tổng quan về tình hình phát triển KT XH và GD-ĐT của tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

Hoạt động Hè

2.1.Tổng quan về tình hình phát triển KT XH và GD-ĐT của tỉnh Bình Định.

2.1. Tổng quan về tình hình phát triển KT - XH và GD - ĐT của tỉnh Bình Định. Bình Định.

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 6.025 km2 với địa hình đa dạng gồm các vùng rừng núi, đồng bằng ven biển, đô thị và hải đảo. Toàn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố (xem bản đồ phụ lục I), bao gồm 129 xã và 30 phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện miền núi và 58 xã có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn. Dân số gồm 1.538.000 người, mật độ dân số là 265 người/km2, gồm có 4 dân tộc người: Bana, Chăm, Hrê, Kinh. Người Kinh chiếm 98,02% dân số toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 53%, là nguồn lao động dồi dào cho phát triển KT - XH địa phương.

Bình Định vừa được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò là hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển KT - XH của khu vực và Tây Nguyên trong tương lai.

Hiện tại, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song Bình Định đang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ (2006 - 2010) đề ra. Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng KT - XH được tập trung đầu tư; các hoạt động GD - ĐT, khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao; các vấn đề xã hội hoá được quan tâm giải quyết kịp thời và có kết quả khá. Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân xấp xỉ 12%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 401 USD năm 2005 lên đến 592 USD năm 2007.[15,tr 138]. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, gắn phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện với phát triển ngành công nghiệp chế biến. Năm 2005, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP đạt: 36,9% - 28,2% - 34,9%; Đến năm 2007, tỷ trọng tương ứng là 34,2% - 31,8% - 34%.[4,tr 2]. Nhiều khu, cụm công nghiệp của tỉnh và các huyện, thành phố được hình thành thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Đặc biệt, đã qui hoạch và triển khai một bước xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Nhơn Hội, trong đó có khu công nghiệp 1.000 ha, sẽ trở thành khu kinh tế hạt nhân, làm động lực thúc đẩy phát triển KT - XH, GD - ĐT của tỉnh và của cả vùng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh bình định (Trang 29 - 30)