Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 80)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.3.4.Giải pháp về kinh tế xã hội

Phải thiết lập quy hoạch vùng trồng RSX gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa như là Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

đồ mà phải được thực địa hoá, tạo được một lâm phần RSX ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý.

Xây dựng khu, cụm chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của huyện kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán tại các xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,… để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng RSX thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người. Cần tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, giới thiệu các chính sách của Nhà nước, của tỉnh và huyện về công tác trồng rừng và phát triển lâm nghiệp để qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và xây dựng vốn rừng, sử dụng hợp lý và hiệu quả rừng và đất lâm nghiệp được giao.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đứng ra tổ chức lực lượng tham gia trồng rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 80)