Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 69 - 70)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.2.2. Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Người dân trước đây không quan tâm nhiều tới việc phát triển trồng rừng, họ chưa nhận thức và khai thác được hết những lợi ích từ rừng mang lại. Và từ chỗ người dân chưa quan tâm và chưa có nhận thức gì nhiều về trồng rừng, về vai trò của các giống mới và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, tới nay thông qua công tác trồng rừng với nhiều chương trình, dự án đầu tư ít nhiều người dân đã có những thay đổi về nhận thức. Do vậy, người dân đã nhận thức việc phát triển trồng rừng và những lợi ích từ trồng rừng đã mang lại cho người dân và địa phương những nhu cầu thiết yếu, giúp người dân nâng cao nhận thức và quan tâm nhiều hơn tới công tác gây trồng và bảo vệ rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Cùng với sự phát triển của RTSX, nhận thức của người dân trong vùng về hoạt động này đã được nâng lên nhất là từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các hộ gia đình trồng rừng đã nắm được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, áp dụng những TBKT tiên tiến vào sản xuất. Cùng với hướng dẫn kỹ thuật của lâm trường, trung tâm nghiên cứu trong khu vực và qua kinh nghiệm, một số hộ đã tự sản xuất được cây giống và có thể làm hom giống một số loài tại vườn nhà sử dụng cho trồng rừng. Một số hộ đã bắt đầu chú ý hơn tới việc quy hoạch sử dụng đất của gia đình mình, bố trí cây trồng hợp lý hơn để mang lại hiệu quả cao.

Trên địa bàn huyện có cán bộ khuyến lâm của huyện, xã có trình độ đại học, các Lâm trường và Trung tâm Nghiên cứu có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đã mở các lớp tập huấn, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật về nhân giống và gây trồng các loài cây RTSX đến tận người dân.

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Rừng, bất kể là loại rừng gì (sản xuất, phòng hộ hay đặc dụng) đều có ý nghĩa phòng hộ môi trường tốt. Chức năng phòng hộ môi trường của rừng được thể hiện trên nhiều khía cạnh như bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, điều hoà khí hậu,… Chức năng to lớn ấy của rừng được ví như là “lá phổi xanh của hành tinh chúng ta”,… Trong phạm vi đề tài này chỉ xem xét hiệu quả môi trường của rừng trên một số khía cạnh sau đây:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)