3. Mục tiêu nghiên cứu
2.3.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Tạo công ăn việc làm: Tính số công lao động sử dụng ở các KSDĐ cho 1 ha và tính được tiền công cho cả chu kỳ kinh doanh qua phiếu điều tra. Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tăng thu nhập của mỗi kiểu sử dụng đất rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện.
- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương: Qua phiếu điều tra nông hộ thu thập thông tin về trình độ dân trí, về mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm đến công tác gây trồng và bảo vệ rừng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Điều tra, phỏng vấn cán bộ nông nghiệp huyện và xã về công tác khuyến nông, khuyến lâm của địa phương, áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
- Ảnh hưởng của yếu tố sản xuất (chi phí) đến giá trị thu nhập trung bình năm của các loài cây trồng chính.
Áp dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas có nhiều biến giải tích: Y aX1b1X2b2X3b3...Xnbn (4)
Để phân tích ảnh hưởng của yếu tố sản xuất đến thu nhập trung bình năm của cây trồng chính cho cả chu kỳ kinh doanh của hộ gia đình, trong đó yếu tố sản xuất gồm có diện tích đất đai, lao động chính, đầu tư cây giống và phân bón của từng loài cây trồng chính của hộ gia đình. Ta có:
Y là thu nhập trung bình năm của cây trồng chính của hộ gia đình X1 là diện tích đất đai trồng loài cây
X2 là lao động chính
X3 là đầu tư cây giống và phân bón
Do đó, thu nhập trung bình năm từ loài cây trồng chính của hộ gia đình có quan hệ với các yếu tố sản xuất theo dạng hàm sản xuất (hàm Cobb – Douglas)
Y aX1b1X2b2X3b3
Bằng phép biến đổi: lnY = lna + b1lnX1 + b2lnX2+ b3lnX3
Sử dụng phần mền chuyên dụng SPSS 13.0 để tính toán.