3. Mục tiêu nghiên cứu
2.3.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường của các KSDĐ là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường nhằm loại trừ các KSDĐ có khả năng gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nâng cao khả năng che phủ của rừng; Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng.
- Đặc điểm của đất dưới rừng trồng sản xuất như độ ẩm đất, các chỉ tiêu lý hóa tính đất ... được xác định qua phiếu điều tra, thống kê số liệu và phân tích đất trong phòng thí nghiệm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Ảnh hưởng của rừng đến khả năng giữ nước dưới đất: Xác định tại cùng một thời điểm trữ lượng nước trong đất của các KSDĐ.
Trữ lượng nước trong đất theo độ ẩm tuyệt đối: W = 100 x h x d x βd (m3/ha)
Trong đó:
h - độ sâu tầng đất cần tính (cm) (ở đây lấy độ sâu h = 50 cm để tính yêu cầu để tính trữ lượng nước)
d - dung trọng đất t/m3 βd - độ ẩm tuyệt đối của đất
W - Lượng nước có trong đất tương ứng với độ ẩm đất
- Khả năng hấp thụ CO2 trong đất của rừng trồng: Hàm lượng carbon trong đất rừng trồng được phân tích như sau: Trên mỗi ÔTC lấy 3 mẫu đất ở các độ sâu lấy mẫu đất là 0-10 cm, 10-20 cm và 20-30 cm. Xác định dung trọng và tỷ trọng đất ở 3 độ sâu tương ứng. Mỗi mẫu lấy từ 1,5-2,0 kg đem phân tích hàm lượng carbon trong các mẫu đất rồi tính trung bình lượng carbon trong đất của mỗi KSDĐ.